Phát hiện dấu tích của rượu ở ngôi làng cổ đại 8.000 năm tuổi
Peiligang là một trong những di tích làng sớm nhất ở Trung Quốc, có niên đại khoảng 8.000 năm. Tại đây cung cấp nhiều bằng chứng quan trọng cho các nghiên cứu về nguồn gốc và sự phát triển của nông nghiệp, nghề làm đồ gốm, ngành dệt may cũng như kỹ thuật nấu rượu thời cổ đại.
Các nhà khảo cổ cho biết họ đã tìm thấy bằng chứng sớm nhất về việc người Trung Quốc sử dụng nấm monascus để nấu rượu trong những chiếc bình đất sét 8.000 năm tuổi khai quật ở Trung Quốc.
Li Yongqiang, trợ lý nghiên cứu của Viện Khảo cổ học Trung Quốc cho biết họ phát hiện một lượng lớn nấm monascus hypha và cleistothecia, cùng với các hạt tinh bột lên men từ gạo trong tàn tích của hai chiếc bình đất sét ở di chỉ văn hóa Peiligang, tỉnh Hà Nam.
Li cho biết khám phá cho thấy những chiếc bình này từng được sử dụng để nấu và đựng rượu. Phát hiện cũng làm sáng tỏ nhiều điều về người Trung Quốc cổ đại, thói quen và cách họ làm rượu.
Điều này sẽ thay đổi rất nhiều thứ trong cách nhìn nhận lịch sử ở Trung Quốc và cũng sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn.
Đồ gốm tại các di chỉ cổ đại với những tàn dư khô của quá trình ủ bia làm từ gạo, nho, mật ong và táo gai. Theo các chuyên gia, sản xuất rượu ở Trung Quốc cổ đại tuân theo một quy trình tương tự như quy trình từng tìm thấy ở Lưỡng Hà và Ai Cập cổ đại.
Peiligang là một địa điểm cổ có niên đại khoảng 8.000 năm vào thời kỳ đồ đá mới của Trung Quốc. Sử dụng các công cụ từ liềm đá đến dao cạo răng bằng xương, văn hoá Peiligang là một trong những nền văn hoá Trung Quốc lâu đời nhất sử dụng đồ gốm. Theo các nhà khảo cổ, nền văn hoá Peiligang có ít tổ chức chính trị và xã hội theo chủ nghĩa bình quân.
Theo HOÀNG DUNG (Infonet)