Vật thể có đuôi kỳ lạ mà ALMA quan sát được là một thiên hà đang hấp hối - Ảnh: ALMA/ESO
Theo công trình từ Đại học Durham (Anh), thiên hà hấp hối ID2299 là một ví dụ. Sự hình thành sao từng được kích hoạt mạnh mẽ sau cú va chạm, nhưng có vẻ thiên hà gần 4,5 tỉ tuổi này không thể tự cân bằng mọi thứ, nên cuối cùng các nhiên liệu cần thiết để duy trì sự hình thành sao đã cạn kiệt.
Nói trên Daily Mail, tiến sĩ Annagrazia Puglisi, tác giả chính của nghiên cứu cho biết hiện tượng này có thể kéo dài vài trăm triệu năm, khiến thiên hà ngừng phát triển. Nó như một cơn hấp hối kéo dài nhưng chưa biết có khiến thiên hà này "chết" hẳn không, hay nó sẽ có cơ hội hồi phục.
Hình ảnh từ Kính viễn vọng ALMA của Đài thiên văn Nam Âu (ESO), đặt tại Chile, cũng ghi nhận hình ảnh ngoạn mục về một chiếc đuôi khí dài của thiên hà. Vật thể lạ lùng, khổng lồ này rĩ ràng đang bị mất nát nặng nề, phun ra không gian khối lượng khí tương đương 10.000 Mặt Trời của chúng ta mỗi năm.
Hệ thống ALMA - Ảnh: ESO
"Các luồng phản lực từ quá trình hình thành sao hoặc các lỗ đen đang hoạt động là nguyên nhân chính dẫn đến việc đẩy khí ra ngoài và dập tắt sự phát riển của thiên hà. Hai vật thể tiền thân của thiên hà sau sáp nhập này là 2 thiên hà cổ đại giàu khí" - các tác giả phân tích.
Theo The World News, thiên hà hợp nhất này là một vật thể cổ đại và hình ảnh mà người Trái Đất nhìn thấy nó đã "vượt thời gian hơn 9 tỉ năm để đến được kính thiên văn của chúng ta. Thiên hà này khi được quan sát mới gần 4,5 tỉ năm tuổi. Nếu bây giờ nó còn "sống", nó sẽ khoảng 13,5 tỉ năm tuổi, chỉ trẻ hơn vũ trụ một chút.
Theo THU ANH (Người lao động)