Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 đã và đang diễn ra ở các khóm, ấp trên toàn tỉnh. Bên cạnh phần lễ trang trọng thì phần hội ở mỗi nơi diễn ra vui tươi, rộn ràng, đầy ắp tiếng cười. Đây cũng là nội dung gắn kết người dân, tạo không khí ấm áp tình làng nghĩa xóm.
Chúng tôi được dịp tận mắt xem công đoạn ướp trà hoa sen của chị Phạm Thị Diệu Liên (TX. Tinh Biên) ngay sau khi thu hoạch hoa, phần nào thêm hiểu về sự công phu khi làm ra loại thức uống thư giãn nhẹ nhàng này.
Những ngày giữa tháng 11/2024, Trường bắn Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang nhộn nhịp hẳn lên so với thường lệ, bởi hoạt động kiểm tra bắn đạn thật cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp.
Những ngày này, từ cánh đồng chân núi Ba Thê hay xã Vọng Đông (huyện Thoại Sơn) đến mảnh ruộng trải dài bạt ngàn cặp bờ kênh xã Tân Tuyến (huyện Tri Tôn) đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp không khí cười nói rôm rả của nông dân và thương lái.
Từng là phương tiện chuyên chở khách phổ biến tại các tỉnh Nam Bộ trước đây, những chiếc xe lôi đạp đã gắn liền với ký ức của bao thế hệ người dân. Tuy nhiên, sự phát triển của cuộc sống hiện đại đã khiến những chiếc xe lôi đạp dần trôi về quá vãng!
Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thanh TP. Châu Đốc đã tổ chức Hội diễn Lân Sư Rồng nhằm chào mừng kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024) và tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024). Tham gia hội diễn Lân Sư Rồng, có 15 đoàn lân đến từ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, tham gia các nội dung hội diễn, như: Lân Địa Bửu, Lân Mai Hoa Thung và Múa Rồng.
Những ngày gần đây, nhiều phụ huynh chia sẻ, rủ nhau đưa con đến quán cà-phê có nhiều loài thú đáng yêu nằm ngay trung tâm TP. Long Xuyên. Tuy không quy mô nhưng sự xuất hiện của “vườn thú” mi-ni này đã giúp các ông bố, bà mẹ giải “bài toán” khó đưa con đi chơi ở đâu vào dịp cuối tuần.
Bao đời nay, sông nước luôn là một phần gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng châu thổ sông Cửu Long. Dạo một vòng trên sông nước mới thấy hết không khí nhộn nhịp, hối hả của cư dân vùng sông nước, tất cả hiện lên như môt bức tranh đa sắc của vùng miền Tây trù phú.
Nhiều người biết bà Châu Thị Tế (1766 - 1826) là chánh thất của danh thần Thoại Ngọc Hầu. Nhưng ít ai biết danh xưng “Nhàn Tĩnh phu nhân” của bà. Danh xưng này được vua Minh Mạng dụ phong sau khi bà qua đời, kết thúc viên mãn cuộc đời “kinh bang tế thế” của vợ chồng bà.
Lê Tấn Phát (sinh năm 2004, ngụ ấp Mỹ Giang, xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn) đã chứng minh rằng khiếm khuyết không phải là rào cản để đạt đến ước mơ.
Từ lâu, núi Cô Tô (huyện Tri Tôn) được xem là địa chỉ du lịch tâm linh có sức hút hấp dẫn đối với lữ khách. Với độ cao khoảng 614m, đỉnh núi Cô Tô được mây mù “ôm ấp” quanh năm, trông như chốn bồng lai tiên cảnh. Một ngày cuối tuần, chúng tôi chinh phục đỉnh núi Cô Tô mệt rã rời, nhưng bù lại được tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành chốn non cao.
Con nước thấp dần, dấu hiệu cho thấy một mùa nước nổi nữa sắp qua đi, trả lại những cánh đồng tươi tốt cho nông dân chuẩn bị cho vụ mùa mới. Tranh thủ thời gian này, nông dân thả những tay lưới cuối mùa, kiếm con cá, con cua chưa kịp di cư còn sót lại. Tôi tháp tùng cùng anh Tư Tài (phường Bình Đức, TP. Long Xuyên) trải nghiệm một ngày thả lưới kéo cá.
Đi qua bao mưa nắng, những cây đại thụ liên quan đến chùa Phật Thới Sơn (phường Thới Sơn, TX. Tịnh Biên) vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, trở thành “dấu ấn” trăm năm, minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển vùng đất Hưng Thới - Xuân Sơn xưa.
Hàng ngày, trong cuộc mưu sinh, người dân nông thôn đem các phương tiện ra đồng đánh bắt sản vật do thiên nhiên ban tặng, sau đó đem ra các chợ quê bán, kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Người giao hàng hay còn gọi là “shipper”, là hình ảnh quen thuộc trên từng con phố, ngày nắng cũng như ngày mưa.
Trưa nắng gắt, men theo tuyến đường nông thôn chạy qua mấy con kênh thuộc địa phận huyện Châu Thành và Châu Phú, chúng tôi bắt gặp nhiều hình ảnh dung dị, thanh bình của làng quê.
“Con đường tơ lụa” là cái tên mà nhiều người đặt cho con đường quanh co uốn lượn chạy cắt ngang cánh đồng Tà Pạ và hàng cây trâm (gần hồ Soài Chek) ở huyện Tri Tôn. Con đường này đẹp nhất là những ngày lúa xanh mơn mởn hay khi lúa chín vàng, thu hút rất đông du khách trải nghiệm, khám phá, “check-in”…
Hàng năm, mùa nước nổi về mang phù sa màu mỡ bồi đắp cho đồng ruộng tốt tươi, mang nhiều sản vật thiên nhiên “ban tặng” người dân. Lũ về còn tạo thêm việc làm, đem lại nguồn thu nhập cho người dân, với nhiều hoạt động sinh kế diễn ra sôi động, nhộn nhịp.
Thuở xưa, vùng biên thùy Châu Đốc đất rộng, người thưa, cá tôm đầy sông. Đến mùa cá, người dân đánh bắt được nhiều đến nỗi bán không ai mua. Muốn dự trữ chỉ còn cách làm khô, làm mắm để ăn quanh năm. Lúc đầu, khô, mắm chủ yếu dùng trong gia đình, dần dà mở rộng ra bán cho đông đảo người dân và du khách, được thị trường trong ngoài tỉnh chấp nhận.
Mặc dù ít khi ra hoa, nhưng mỗi bông hoa của xương rồng đều rực rỡ và mềm mại, đối nghịch với thân cây thô ráp đầy gai góc.