Muốn nghỉ hưu sớm nhưng thiếu sự chuẩn bị
Nghiên cứu “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già” năm 2021, do Viện Khoa học Lao động và Xã hội và Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học phối hợp thực hiện với sự hỗ trợ của Prudential Việt Nam cho thấy, có đến 52,6% người trong độ tuổi 30-44 tuổi tham gia khảo sát trả lời rằng họ có dự định nghỉ hưu sớm ở độ tuổi 45-55.
Số liệu trên đã phản ánh xu hướng nghỉ hưu sớm ngày càng được nhiều người trẻ quan tâm. Tuy nhiên, đi kèm theo mong muốn này là tình hình an ninh thu nhập của người Việt Nam vẫn còn ở mức thấp. Cũng theo kết quả nghiên cứu, mức độ tự tin về chuẩn bị cho cuộc sống tuổi già theo cả độ tuổi, giới tính và khu vực còn chưa cao, đặc biệt về mặt tài chính (chỉ đạt 5,72 điểm trên thang điểm 10).
Người trẻ thiếu chuẩn bị kế hoạch tài chính sớm sẽ dẫn đến tương lai tuổi già bất ổn. Nguồn: Freepik.
Thực trạng trên sớm dẫn đến một viễn cảnh về già gặp nhiều áp lực đến từ bài toán thu nhập, tiết kiệm và đầu tư trong hiện tại và cả tương lai nếu người trẻ không chủ động lên kế hoạch ngay từ bây giờ.
Hơn nữa, hệ thống an sinh xã hội sẽ chịu gánh nặng tăng cao khi những người trẻ này bước sang độ tuổi về già' trong khoảng 15 năm tới - khoảng thời gian Việt Nam chính thức từ thời kỳ dân số “vàng” bước sang thời kỳ dân số “già”.
Bên cạnh tính khan hiếm của nguồn lực thích ứng với vấn đề của hậu dân số vàng, cũng như ứng phó với già hóa dân số, mức độ sẵn sàng và chủ động lên kế hoạch tuổi già của mỗi cá nhân người trẻ cũng là điều đáng lo ngại hơn hết. Trước vấn đề này, nhiều chuyên gia nhận định thế hệ người trẻ cần chuẩn bị nền tảng kiến thức và hành trang sẵn sàng cho một tuổi già độc lập với an ninh thu nhập được đảm bảo.
Tài chính bền vững cho một tuổi già độc lập
Về lý thuyết, để chuẩn bị cho cuộc sống về già như mong đợi, thì trước tiên phải có được một nền tảng sức khỏe tốt. Tuy nhiên, tài chính cũng là nỗi bận tâm lớn nhất của người trẻ, đòi hỏi bản thân mỗi người cần phải nâng cao mức thu nhập từ việc làm và chủ động vun đắp, tích lũy tài chính cá nhân cho tương lai sau này.
Trình bày tại Hội thảo chuyên đề Aging Summit 2022, do Prudential tổ chức vào cuối tháng 11 vừa qua, thạc sĩ Lê Thu Huyền nhận định thế hệ Millennials (thuộc nhóm dân số có độ tuổi từ 30-44) chưa đủ tự tin về kế hoạch cho cuộc sống tuổi già. Đề cập đến nhận thức của Millennials hiện nay, bà cho biết thêm, hầu hết người trẻ muốn dựa vào con cái chứ chưa thật sự nghiêm túc có kế hoạch chuẩn bị tài chính độc lập vững vàng.
Thạc sĩ Lê Thu Huyền - đại diện Viện Khoa học Lao động và Xã hội - ILSSA trình bày "Đảm bảo an ninh thu nhập khi về già - nhận thức và hành động của thế hệ Millennials". Nguồn: Prudential Việt Nam
Nếu nhìn theo hướng tích cực thì ngày càng có nhiều người trẻ chủ động tìm hiểu và tăng nhận thức của bản thân về tiết kiệm và đầu tư, đặc biệt là sự hiểu biết của họ về sản phẩm bảo hiểm cũng tốt hơn trước rất nhiều.
Đề xuất hướng giải quyết dưới góc độ vĩ mô, tiến sĩ Bùi Sỹ Lợi cho biết trước tiên cần giải quyết vấn đề an sinh xã hội tương tự như cách thức tìm hướng giải quyết cho tăng trưởng kinh tế. Và kế tiếp là cần chú trọng các bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
“Hệ thống bảo hiểm của Việt Nam bao gồm: Bảo hiểm nhà nước, bảo hiểm thương mại và các thành phần kinh tế cùng tham gia. Chúng ta không nên “độc tôn” bất cứ hệ thống nào và cần đảm bảo được nền tảng an sinh xã hội, xác định rõ ai bị “bỏ lại phía sau” để họ được chăm lo đúng mực”- tiến sĩ Lợi chia sẻ thêm.
Tiến sĩ Bùi Sỹ Lợi - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Trợ lý cấp cao của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Nguồn: Prudential Việt Nam.
Ông cũng đề nghị mở rộng, đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm, kết hợp giữa bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ tư nhân để đáp ứng nhu cầu của người dân. Do đó, đối với nhóm tuổi đang cận kề với tuổi già như Millennials thì ông cho rằng họ càng phải tích cực tham gia vào hệ thống bảo hiểm để yên tâm hơn với kế hoạch tài chính được đảm bảo khi về già.
Đứng trước thách thức từ dân số già và áp lực an sinh xã hội, xã hội Việt Nam cần chung tay và gấp rút chuẩn bị cho tương lai. Thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lý và xây dựng kế hoạch tài chính rõ ràng, tiết kiệm nhiều hơn và đầu tư “thông minh” hơn, tham gia bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm nhân thọ, đều là những bước đi đầu tiên và thiết thực để người trẻ có được tài chính bền vững cho tuổi già độc lập.
Từ năm 2020, nhận thấy già hóa dân số là vấn đề mang tính xã hội, Prudential phối hợp Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) và Viện Nghiên cứu Y – Xã hội học (ISMS) thực hiện nghiên cứu “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già".
Với mục tiêu giúp mọi người đạt được những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống, Prudential đã thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp khi chung tay hành động để già hóa dân số không trở thành thách thức của xã hội.
Không chỉ thực hiện cam kết lâu dài trong việc mang đến những giải pháp bảo vệ tài chính và sức khỏe của mọi người, Prudential còn thể hiện vai trò doanh nghiệp kiểu mẫu của ngành bảo hiểm khi đóng góp tiếng nói về thực trạng già hóa dân số, đồng thời giúp cộng đồng, đặc biệt là thế hệ người trẻ trang bị được các công cụ, kỹ năng và giải pháp thiết thực để chuẩn bị tốt cho một tuổi già như mong đợi.
Độc giả có thể tham khảo ngay trang thông tin “Tự do Tuổi 50”, do Prudential Việt Nam phát triển tại đây.
|
Bài, ảnh: P.V