Bản tin lúc 18h của Bộ Y tế cho biết, có 1 ca mắc COVID-19 là chuyên gia Nhật Bản nhập cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
BN1536, đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nặng, đã dừng ECMO 18 ngày, tập cai thở máy nhiều ngày nhưng vẫn còn khó khăn nên vẫn duy trì tỷ lệ 80% thở máy, 20% tự thở.
Hải Dương đang ưu tiên triển khai tiêm chủng tại 6 nơi gồm thành phố Hải Dương và các huyện Cẩm Giàng, Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Nam Thành.
Sau khi nhận được một số thông tin về các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm vaccine COVID-19 tại TPHCM, Hải Phòng và Gia Lai, Bộ Y tế vừa có công điện gửi Giám đốc các Sở Y tế TPHCM, Hải Phòng và Gia Lai báo cáo về việc điều tra, đánh giá, kết luận nguyên nhân trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vaccine COVID-19.
Tính đến 18 giờ ngày 13-3, Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca mắc mới COVID-19, có 2 ca tại Hải Dương.
Nghiên cứu mới cho thấy những gì mà bệnh nhân COVID-19 biểu hiện trong tuần đầu nhiễm virus có thể dự báo họ sẽ phải chịu đựng những triệu chứng này trong bao lâu.
Qua thông tin từ Văn phòng đầu mối thực hiện điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của Việt Nam, phía Úc đã làm giải trình tự gen và trả lời chủng virus gây bệnh cho 3 mẹ con chị N.T.L.H có địa chỉ tại đường Nguyễn Công Trứ, quận Lê Chân, Hải Phòng là chủng biến thể Nam Phi (B.1.351).
Tính đến 6 giờ ngày 13-3, Việt Nam không có thêm ca mắc mới COVID-19, đến nay đã có 5.248 người được tiêm vaccine COVID-19.
Trong 15 ca mắc mới (BN2536-2550) đó có 13 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh (1 Quảng Ninh, 1 Bình Dương, 11 Đồng Tháp) và 2 ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương.
Bộ Y tế đang tích cực chỉ đạo Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia tổ chức tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho người dân trên tinh thần “hiệu quả, chặt chẽ, đảm bảo an toàn ở mức cao nhất” trong tất cả các khâu khám, sàng lọc trước khi tiêm.
Tính đến 6 giờ ngày 12-3, Việt Nam thêm 2 ca mắc mới COVID-19 đều ghi nhận tại Hải Dương.
Chiều nay, 11-3, Việt Nam 4 ca mắc mới COVID-19, đều là người nhập cảnh. Cả 4 ca này (BN2530-2533) đã được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Hà Nội (1), Bình Dương (2), Ninh Thuận (1).
Có thêm 433 người được tiêm chủng an toàn vaccine phòng COVID-19 trong ngày 10-3.
Ngành Y tế đã lấy mẫu gửi xét nghiệm, chuyển ba trường hợp F1 cách ly tập trung tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2, các trường hợp F1 khác được cách ly tại nhà do đang mang thai.
Đến hết tháng 4-2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận 4,17 triệu liều vaccine phòng COVID-19 từ COVAX Facility. Khoảng 25,9 triệu liều vaccine còn lại dự kiến được chuyển về từ tháng 8 đến 11-2021.
Tính đến 18 giờ ngày 11-3, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19, có thêm 433 người được tiêm chủng an toàn vaccine phòng COVID-19.
Trưa 10-3, những lọ vaccine phòng COVID-19 COVIVAC do Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) nghiên cứu, phát triển đã được chuyển đến bảo quản tại Viện Vệ sinh dịch tế Trung ương.
Tính đến 18 giờ ngày 10-3, Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 1 ca bệnh tại Hải Dương phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc.
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 cho Bộ Y tế 502,9 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 để tiếp tục mua sắm các vật tư, hóa chất, sinh phẩm, trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo phương án đã được Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông qua năm 2020.
Đến hết ngày 9-3, Việt Nam đã tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi đầu tiên cho 522 người. Có một số trường hợp phản ứng sau tiêm nhưng hầu hết là phản ứng thông thường đã được khuyến cáo như đau cơ, mệt mỏi, sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng đau tại chỗ tiêm, buồn nôn…