Tân Châu ra mắt Tổ hợp tác du lịch cộng đồng làng Chăm

22/10/2024 - 20:02

 - Chiều 22/10, tại xã Châu Phong, UBND TX. Tân Châu tổ chức lễ ra mắt Tổ hợp tác du lịch cộng đồng làng Chăm. Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư An Giang Trần Quang Thanh, Phó Chủ tịch UBND TX. Tân Châu Trần Thị Hòa Bình cùng 12 thành viên tổ hợp tác tham dự.

Tổ hợp tác du lịch cộng đồng làng Chăm ra mắt

Đại biểu tham dự lễ ra mắt tổ hợp tác

Phó Chủ tịch UBND TX. Tân Châu Trần Thị Hòa Bình phát biểu tại buổi lễ ra mắt

12 thành viên Tổ hợp tác du lịch cộng đồng làng Chăm chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo TX. Tân Châu

Tổ hợp tác du lịch cộng đồng Làng Chăm nỗ lực bảo tồn và phát huy nghề dệt truyền thống của dân tộc

Hiện, có gần 50 sản phẩm của nghề dệt thổ cẩm được các nghệ nhân trong làng sản xuất để phục vụ du khách

Ngay sau khi ra mắt, tổ đã đón du khách đến tham quan, du lịch

Tổ hợp tác du lịch cộng đồng làng Chăm có 12 thành viên. Tổ do ông Mohamad (Chủ cơ sở dệt thổ cẩm Chăm xã Châu Phong) làm tổ trưởng. Các thành viên còn lại, mỗi hộ gia đình đều gắn với 1 sản phẩm để phục vụ du khách khi đến tham quan, du lịch làng Chăm như hộ ông Vách Gia (chuyên chế biến món ăn cà-ri bò); hộ ông Hứa Hoàng Vũ (chuyên chế biến lạp xưởng bò)…

Tổ hợp tác du lịch cộng đồng làng Chăm được thành lập với mục đích khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng, tăng thu nhập cho cộng đồng; bảo tồn, phát huy văn hóa Chăm và tăng cường tính liên kết cộng đồng. Những lợi ích mà tổ hợp tác mang lại đó là, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm một loại hình du lịch mới lạ, độc đáo, khám phá văn hóa và con ở làng Chăm một cách sâu sắc hơn.

Đối với cộng đồng, tăng cường sự gắn kết, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, cải thiện đời sống kinh tế. Đối với địa phương, hoạt động này nhằm góp phần phát triển du lịch bền vững, tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút du khách đến với An Giang.

Tổ hợp tác du lịch cộng đồng làng Chăm là mô hình mới, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế bền vững cho cộng đồng Chăm nơi đây.

MINH HIỂN