Theo The Epoch Times, Krishna Butter Ball là tảng đá khổng lồ nằm ở bang Tamil Nadu, phía Nam Ấn Độ, được nhiều người biết đến bởi tư thế kỳ lạ. Tảng đá này nặng hơn 250 tấn, cao 6m và đường kính 5m, nằm trên sườn đồi dốc 45 độ.
Điểm kỳ lạ của tảng đá này là dù nó nằm nghiêng trên ngọn đồi khiến người ta cảm giác chỉ cần đẩy nhẹ là lăn xuống dưới, nhưng nó tồn tại hơn 1.300 năm nay ở tư thế này.
Tảng đá này nặng hơn 250 tấn, cao 6m và có đường kính 5m, nằm trên sườn đồi dốc 45 độ. (Ảnh: The Epoch Times)
Vào thế kỷ 7 trước Công nguyên, vị vua thuộc triều Pallava tìm cách dịch chuyển tảng đá nhưng nó không hề nhúc nhích, bất chấp mọi nỗ lực dịch chuyển.
Năm 1908, Arthur Lawley, thống đốc bang Madras có ý định dịch chuyển tảng đá khỏi sườn đồi vì lo ngại nó có thể lăn xuống bất kỳ lúc nào và phá hủy thị trấn dưới chân đồi. Bảy con voi được sử dụng việc di chuyển, nhưng tảng đá không xê dịch dù chỉ một chút.
50 năm trở lại đây, hòn đá được đặt tên gọi mới là Krishna's Butter Ball. Người dân sống ở khu vực này luôn lo sợ không biết bất cứ lúc nào hòn đá có thể lăn và sẽ đổ ụp xuống.
Tảng đá này nằm thăng bằng trên bề mặt tiếp xúc rất nhỏ với sườn đồi. (Ảnh: The Epoch Times)
Các nhà địa chất nhiều lần đi tìm câu trả lời cho sự xuất hiện của tảng đá này. Họ phán đoán nó là một phần của ngọn đồi phía dưới chân. Có thể là ngon núi rất cao nhưng vì đất ở vùng này dần bị vùi xuống cũng như quá trình ăn mòn tự nhiên đã góp phần tạo ra tảng đá nằm chênh vênh.
Đến nay, các nhà khoa học chưa thể lý giải điều gì khiến tảng đá ở nguyên tư thế thăng bằng như vậy. Hiện nó trở thành địa điểm du lịch thú vị ở Ấn Độ.
Theo VTC