Tết Nguyên đán: Tổng hợp 10 món dưa muối 'chống ngấy' hiệu quả

23/01/2020 - 08:38

'Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh'. Dưa hành ăn kèm với bánh chưng, thịt mỡ đã trở thành món ăn quen thuộc trogn mâm cơm ngày Tết của nhiều gia đình Việt. Dưới đây là 10 món dưa muối chua ngọt hấp dẫn cho bạn thỏa sức lựa chọn trong ngày Tết sắp tới.

Cải bẹ muối chua giòn: Món ăn này gồm những nguyên liệu vô cùng đơn giản, dễ kiếm, đó là: dưa cải, muối, đường, nước ấm. Đây không chỉ là món ăn kèm không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết mà còn có thể giúp bạn “biến hóa” chúng với những món xào, nấu khác. (Nguồn: Zing)

Dưa leo bao tử muối chua: Món ăn gồm các nguyên liệu: dưa leo, ớt, giấm, tỏi, muối, đường

Củ kiệu muối: Vị củ kiệu cay, nồng, ấm kết hợp cùng vị chua ngọt sau khi muối sẽ giúp bữa cơm đầu năm mới của gia đình trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Củ kiệu muối thường được ăn kèm với bánh chưng, bánh tét, thịt kho...

Dưa món mặn: Món ăn gồm các nguyên liệu: củ cải, cà rốt, tỏi, hành, củ kiệu. Mâm cỗ Tết từ nay chẳng còn lo ngán nhờ vị chua chua, ngọt ngọt hấp dẫn của dưa món

Bắp cải muối: Bắp cải nấu canh, xào là món ăn không còn xa lạ với nhiều gia đình. Nhưng bạn có biết món bắp cải muối chua ngọt cũng hấp dẫn không kém?

Măng muối chua: Không chỉ “nổi danh” khi đem nấu canh xương, măng còn là một thực phẩm dễ ăn và có thể kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Trong đó măng muối chua dùng để ăn kèm hay kết hợp nấu canh cá, xào thịt, giò heo cũng là một cách chế biến rất phổ biến

Cà pháo muối xổi: Đây là món ăn dân giã, quen thuộc với nhiều thế hệ gia đình Việt Nam. Cho đến nay, cà pháo muối xổi vẫn là món ăn được yêu thích trong mâm cơm gia đình, nhất là dịp Tết đến xuân sang, khi những món ăn có quá nhiều dầu, mỡ đã khiến bạn “ngán” ăn

Hành tím muối chua: Đây là món ăn giúp “hóa giải” các chất béo khó tiêu hóa trong những ngày Tết. Để có hũ hạnh tím muối chua thơm ngon, bạn nên chọn hành củ vừa, còn mới, thịt rắn chắc. Để giữ được độ ngon, bạn nên nên trữ vào ngăn lạnh sau khi muối xong. (Nguồn: Thanh niên)

Củ cải, cà rốt muối chua giòn: Nguyên liệu bao gồm dấm gạo, nước, đường, muối, cà rốt và củ cải. Về cách làm, sau khi sơ chế các nguyên liệu, bạn ướp cà rốt, củ cải với muối trong 30 phút. Sau đó đổ hỗn hợp giấm, đường đã làm ban đầu vào hũ thủy tinh sao cho ngập hết các loại củ. Chỉ cần để nguyên lọ thủy tinh như vậy sau một ngày là bạn đã có thể ăn được. (Nguồn: VTC)

Lợi ích của món dưa muối cho sức khỏe là không thể phủ nhận, như: cung cấp các chế phẩm sinh học probiotic giúp tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột, ung cấp các chất chống ôxy hóa, cung cấp khoáng chất và vitamin thiết yếu, kiểm soát bệnh đái tháo đường, giúp giảm cân,... thậm chí dưa muối còn có thể giúo chống lại ung thư lách. (Nguồn: Sức khỏe đời sống)

Tuy nhiên, các món dưa muối cũng có thể gây nên một số bất lợi đối với sức khỏe như: gây kích ứng dạ dày, nguy cơ ung thư dạ dày và làm tăng huyết áp. Vậy nên ăn dưa muối thế nào để không gây hại?

Bạn không nên ăn dưa muối khi còn màu xanh, có vị cay hăng. Vì lúc này dưa còn chứa nitrosamine, có thể gây ung thư. Chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua, giòn và có mùi thơm

Người có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp nên hạn chế ăn dưa muối. Bạn có thể dùng nước sạch để rửa, vắt sạch dưa muối trước khi ăn nhằm làm giảm lượng muối trong dưa.

Bạn không nên ăn dưa muối quá nhiều và thường xuyên, nên ăn kèm cùng nhiều món ăn khác

Theo An ninh thủ đô