Kết quả tìm kiếm cho "Đẩy nhanh tiêm vaccine"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 2249
Tính từ ngày 1/6 đến ngày 3/10, Sở Y tế New South Wales đã ghi nhận 433 ca mắc đậu mùa khỉ, đánh dấu đợt bùng phát lớn nhất tại bang này kể từ khi ca đầu tiên được xác nhận vào tháng 5/2022.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt, thậm chí ở bộ phận sinh dục. Đây là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
Tại Ninh Thuận, tình hình dịch tả lợn châu Phi đã không dừng lại ở 2 địa phương của các huyện Ninh Sơn, Thuận Bắc, mà tiếp tục xảy ra ở huyện Bác Ái.
Vaccine sốt xuất huyết do Bộ Y tế phê duyệt vào tháng 5/2024 đang được kỳ vọng là một giải pháp bổ sung hiệu quả, góp phần toàn diện hóa chiến lược phòng chống sốt xuất huyết hiện nay.
TP Hồ Chí Minh vừa ghi nhận một nữ công nhân 52 tuổi (ngụ huyện Bình Chánh) tử vong do mắc não mô cầu thể tối cấp. Theo các chuyên gia y tế, đây là bệnh lây qua đường hô hấp và có khả năng gây thành dịch. Bệnh tử vong nhanh và nếu lành bệnh thì vẫn để lại nhiều di chứng.
Ngày 24/9, đại diện Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, trong tuần qua, tiến độ tiêm vaccine sởi tại Thành phố tăng gấp 2,4 lần so với tuần trước đó, nhờ vậy, dịch sởi tại Thành phố cũng đang có dấu hiệu chững lại.
Tổ phản ứng nhanh nhằm xử lý các ổ dịch sẽ xuất hiện trong trường học cho đến khi chiến dịch tiêm vaccine đạt mức bao phủ trên 95% trẻ từ 1-10 tuổi.
Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Hàng năm, huyện An Phú (tỉnh An Giang) có số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) khá nhiều. Do đó, huyện chủ động trong công tác khử khuẩn, phun hóa chất ở những khu vực nguy cơ cao, nhất là ở các trường học. Nhân viên y tế tiến hành phun hóa chất diệt muỗi theo khu vực hành lang, kho chứa bàn ghế cũ, bụi cây, cống rãnh trong khuôn viên trường… nhằm loại bỏ nơi trú ngụ, sinh sản của muỗi và các loại côn trùng khác. Để chủ động phòng, chống dịch SXH trong mùa mưa và đầu năm học mới, trạm y tế cấp xã còn ra quân vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng trong cộng đồng. Lực lượng được chia thành nhiều tổ, đến từng hộ gia đình vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước (chai, lọ, lốp xe, xuồng, ghe…), giám sát vật dụng chứa nước, kiểm tra mật độ lăng quăng và vận động người dân thả cá vào nơi chứa nước lớn… nhằm ngăn chặn muỗi sinh sản, phát triển.
Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp do trực khuẩn ho gà gây ra. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh thường có diễn tiến nhanh, gây biến chứng và tỷ lệ tử vong cao. Thời gian ủ bệnh thường từ 7 đến 20 ngày, lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng khi ho, hắt hơi. Thời kỳ lây truyền mạnh nhất là giai đoạn viêm long; nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như hộ gia đình, trường học. Sau đó tính lây truyền giảm dần và sẽ mất đi sau 3 tuần mắc bệnh.
Trước tình hình dịch sởi gia tăng, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) yêu cầu các địa phương theo dõi chặt, xử lý, giám sát các ca bệnh, ổ dịch.
Ngày 27/8, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức công bố dịch sởi trên toàn thành phố. Thời gian xảy ra dịch là tháng 8/2024 với quy mô toàn thành phố, nguyên nhân do virus sởi gây ra.