Kết quả tìm kiếm cho "đường thốt nốt Palmania"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 52
Để được cấp chứng nhận OCOP cấp tỉnh (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm phải trải qua quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng theo quy định. Khi được gắn logo OCOP, sản phẩm hiển nhiên trở thành món quà quê “uy tín”. Liên kết tốt trong xúc tiến thị trường sẽ tạo điều kiện thúc đẩy chương trình OCOP phát triển.
Khi lồng ghép tổ chức giữa biểu diễn dù lượn, máy bay mô hình quen thuộc với thả diều nghệ thuật, giới thiệu các gian hàng đặc sản thì lợi thế Phụng Hoàng Sơn và đồi Tà Pạ càng thêm được phát huy. Tri Tôn trở nên thu hút khách du lịch (DL) cũng nhờ những cách làm sáng tạo.
Sáng 30/4, UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tổ chức lễ khai mạc các hoạt động chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng… đã đến dự.
Ngày 20/4, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) Trần Minh Giang đã chủ trì làm việc với các ngành, UBND thị trấn Tri Tôn và UBND xã Núi Tô để kiểm tra công tác chuẩn bị cho chuỗi sự kiện chào mừng mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), 137 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5).
Tận dụng vẻ đẹp tự nhiên, lợi thế đặc biệt của dãy Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô), huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tập trung đầu tư cơ sở vật chất, phát triển những loại hình du lịch - thể thao đặc thù mà nơi khác không có được. Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lần đầu tiên các loại hình dù lượn, diều lượn, thả diều nghệ thuật, lễ hội ẩm thực và văn nghệ Khmer đặc sắc cùng hội tụ ở Tri Tôn để phục vụ du khách, hứa hẹn rất hấp dẫn.
Ngày 31/3, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm cho biết, huyện đã làm việc, thống nhất với Công ty TNHH MTV Diều thể thao Việt Nam, Hội Dù lượn thể thao TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang về tổ chức các chuỗi sự kiện lớn trong dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5.
Đến nay, An Giang đã có 88 sản phẩm đạt chứng nhận “Sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm)” từ 3 sao trở lên. Trong đó, 2 sản phẩm 5 sao (cấp quốc gia), 16 sản phẩm 4 sao và 70 sản phẩm 3 sao. Đã có 64 chủ thể kinh tế có sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận.
Đồng hành với thanh niên trên con đường khởi nghiệp, lập nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Đoàn. Thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh An Giang, đặc biệt là Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tỉnh đã đa dạng hóa các nội dung, hình thức hoạt động, cụ thể là hỗ trợ kết nối, giới thiệu các sản phẩm khởi nghiệp.
Thực hiện Quyết định 22/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh An Giang về bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và được sửa đổi một số điều tại Quyết định 46/2016/QĐ-UBND, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp An Giang xây dựng kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2022; triển khai đến Phòng Kinh tế/Kinh tế - Hạ tầng cấp huyện và cơ sở công nghiệp nông thôn.
Khởi nghiệp, phát triển sản xuất - kinh doanh là giải pháp để phụ nữ hiện đại tự tạo việc làm, phát triển kinh tế. Với phẩm chất cần cù, tinh thần vượt khó cùng sự hỗ trợ từ nhiều chương trình, đề án, nhiều phụ nữ đã mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp, biến những thử thách thành cơ hội và khẳng định vị trí trong gia đình, xã hội.
Sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu là các sản phẩm có thế mạnh, mang nét đặc trưng của địa phương đạt chất lượng tốt, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Việc quảng bá, phát triển các kênh tiếp thị, phân phối các sản phẩm này là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tối 28/4, đoàn công tác tỉnh An Giang đã tham dự lễ khai mạc Diễn đàn sản phẩm OCOP Đồng Tháp và các tỉnh ĐBSCL năm 2022.