Kết quả tìm kiếm cho "ống tưới phun mưa"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 383
Hơn 20 công đất của ông Nguyễn Văn Dũng (50 tuổi, ngụ xã Vĩnh Châu, TP. Châu Đốc) mang nặng vị phèn, nên trồng lúa “không có ăn”. Được địa phương khuyến khích “bỏ lúa, trồng vườn”, ông chuyển sang trồng xoài Đài Loan. Xoài rớt giá, ông loay hoay tìm hướng đi khác, trăn trở mãi về loại cây trồng “thuận phèn”.
Xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế trên địa bàn, huyện Phú Tân chú trọng phát triển theo chiều sâu thông qua tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung phát triển sản xuất các mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến, chọn giống mới có năng suất chất lượng để nông dân tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, tăng giá trị kinh tế và sức cạnh tranh trên thị trường.
Tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều sản phẩm nông nghiệp của huyện Phú Tân được nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, OCOP còn tạo ra cơ hội hợp tác, kết nối giữa các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và các tổ chức xúc tiến thương mại, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn.
Với sự đồng hành của Hội Nông dân các cấp, hội viên nông dân TX. Tân Châu đã phát triển nhiều mô hình nông nghiệp mới, ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, thu nhập của nhiều hội viên nông dân ngày càng ổn định, đời sống ngày càng đi lên.
Sáng tinh mơ, rảo một vòng bên cồn, mới thấy hết không khí làm ăn tất bật của nông dân. Quanh năm, họ cần mẫn chăm chút từng luống hoa, đám rẫy để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.
Ở ấp Phú Hữu (xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn), lão nông Tư Bảnh (sinh năm 1954) tạo ra chiếc cổng rào độc đáo từ 2 cây mai vàng. Đây cũng là địa điểm “check-in” quen thuộc của nhiều bạn trẻ trong xóm mỗi khi Tết đến.
Phát triển kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. An Giang có nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn tốt, hiệu quả, tận dụng tối đa các nguồn lực vì sự phát triển bền vững.
Khu vực bến Bà Chi (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn) từ lâu được biết đến với những vườn cây ăn trái bạt ngàn, chủ yếu là cây xoài, phong phú với các loại: Xoài cát Hòa Lộc, xoài thanh ca, xoài tượng da xanh, xoài keo... Ngoài ra, bà con nông dân còn canh tác nhiều loại cây trồng khác, cho nguồn thu nhập khả quan, trong đó có cây táo hồng.
Vụ bưởi Tết là thời điểm quan trọng nhất trong năm đối với người trồng bưởi. Đây là dịp để họ thu hoạch thành quả sau 1 năm chăm sóc vất vả và là cơ hội để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Hàng năm, giáo dân trong tỉnh tạm gác mọi lo toan của cuộc sống, trang trí nhà cửa, đường đi, đặc biệt nhiều người chung tay, góp sức làm hang đá để đón Giáng sinh...
Tết cổ truyền, trong mỗi gia đình người dân miền Nam không thể thiếu hình ảnh của cây mai vàng. Dù là những cây dáng tự nhiên hay những cây mai bon-sai độc đáo, ai cũng muốn sở hữu cành mai với mong muốn mang lại may mắn cho gia đình trong suốt năm; thêm màu sắc cho gia đình trong dịp Tết…
Mùa lúa chín, trên các cánh đồng đê bao rộn ràng bởi tiếng máy gặt đập liên hợp chạy hối hả thu hoạch lúa. Dưới kênh, ghe, xuồng chở lúa của hàng xáo đến và đi tấp nập, tạo nên bức tranh sống động của làng quê trù phú.