Kết quả tìm kiếm cho "110.000ha"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 35
Sáng 23/8, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tổ chức Tọa đàm kỷ niệm 45 năm tái lập huyện Tri Tôn (23/8/1979 - 23/8/2024).
Là địa phương miền núi, biên giới, Tri Tôn (tỉnh An Giang) có vị trí chiến lược quan trọng, vùng căn cứ cách mạng kiên cường, nhưng cũng đối mặt nhiều khó khăn do điều kiện khách quan, hậu quả chiến tranh để lại. Trong gian khó, huyện Tri Tôn càng nỗ lực vươn lên, xứng đáng với truyền thống anh hùng, xứng đáng với lịch sử 185 năm hình thành, phát triển (1839 - 2024) và 45 năm tái lập huyện (23/8/1979 - 23/8/2024).
Gần đây, mưa bão liên tục trút xuống nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam; các chuyên gia nhận định đây là biểu hiện rõ nhất cho trạng thái ENSO khi hiện tượng El Nino chuyển sang La Nina.
Cơ chế, chính sách, nguồn lực trong phát triển ngành nghề nông thôn và sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn tỉnh; kết quả phát triển các ngành nghề, làng nghề (bao gồm làng nghề mới, làng nghề truyền thống)… là những vấn đề được cử tri quan tâm, chất vấn tại kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh An Giang.
Thời điểm gần kết thúc năm 2023, chuyển sang năm 2024, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang đều tăng tốc, “chạy nước rút” hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Đối với các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất - kinh doanh (SXKD), hợp tác xã, làng nghề, bên cạnh nỗ lực hoàn thành kế hoạch SXKD năm 2023, còn tất bật chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Lĩnh vực trồng trọt của An Giang được đánh giá có nhiều thuận lợi, khả năng giá trị sản xuất (GO) năm 2023 sẽ tăng thêm 650 tỷ đồng như kế hoạch đề ra. Trước mắt, tỉnh và các địa phương tập trung mời gọi, hỗ trợ doanh nghiệp (DN), thương lái liên kết tiêu thụ hết sản lượng lúa, rau màu, trái cây trong vụ hè thu 2023.
“Đổi mới - Năng động - Liên kết - Phát triển” là chủ đề của Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) lần thứ XII (nhiệm kỳ 2023 - 2028), chính thức diễn ra hôm nay. Việc thực hiện đạt và vượt tất cả 9/9 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XI (nhiệm kỳ 2018 - 2023) là cơ sở để Hội Nông dân huyện đặt mục tiêu cao hơn trong nhiệm kỳ mới, nhằm tận dụng thời cơ nông nghiệp 4.0, đưa huyện miền núi, biên giới, dân tộc, tôn giáo Tri Tôn vươn mình phát triển.
Đó là Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Đề án đang được đưa ra lấy ý kiến các doanh nghiệp (DN), UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL để trên cơ sở đó, Bộ NN&PTNT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Chỉ tiêu tăng trưởng từ 3,2 - 3,5% ngành nông nghiệp đặt ra cho năm 2023 được xem là khó trong bối cảnh còn nhiều thách thức phải đối mặt. Triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng bộ và hiệu quả, đẩy mạnh liên kết sản xuất, phát huy vai trò của doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trong xây dựng chuỗi giá trị là những giải pháp mang tính bền vững.
Trước đây, nông dân gắn bó với đất trồng lúa, một lòng hướng về cây lúa. Nhưng đất “ngoảnh mặt quay lưng” với con người, tỏ thái độ bằng những vụ lúa kém hiệu quả. Ừ thì, con người đành thuận theo tự nhiên, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chiều lòng đất…
Thời điểm sau Tết là giai đoạn rất quan trọng đối với vụ lúa đông xuân 2022-2023. Yêu cầu đặt ra là nông dân và cán bộ kỹ thuật nông nghiệp cần thường xuyên thăm đồng, nắm rõ tình hình dịch hại, chủ động phòng trừ nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng cho vụ lúa quan trọng nhất trong năm.
Trong khi diện tích “Cánh đồng lớn” ở nhiều tỉnh ĐBSCL sụt giảm, thì ở An Giang liên tục tăng. Nhằm nâng giá trị nông sản, hướng đến sản xuất bền vững, An Giang khuyến khích các doanh nghiệp (DN) cùng tham gia thành lập hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, liên kết xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo, rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi, thủy sản…