Kết quả tìm kiếm cho "110.000ha"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 37
Thời điểm sau Tết là giai đoạn rất quan trọng đối với vụ lúa đông xuân 2022-2023. Yêu cầu đặt ra là nông dân và cán bộ kỹ thuật nông nghiệp cần thường xuyên thăm đồng, nắm rõ tình hình dịch hại, chủ động phòng trừ nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng cho vụ lúa quan trọng nhất trong năm.
Trong khi diện tích “Cánh đồng lớn” ở nhiều tỉnh ĐBSCL sụt giảm, thì ở An Giang liên tục tăng. Nhằm nâng giá trị nông sản, hướng đến sản xuất bền vững, An Giang khuyến khích các doanh nghiệp (DN) cùng tham gia thành lập hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, liên kết xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo, rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi, thủy sản…
Nhờ đổi mới tư duy trong sản xuất nông nghiệp mà TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) có được một nền nông nghiệp phát triển như hôm nay. Từ sản xuất lo cho cái ăn hàng ngày, chuyển sang sản xuất để xuất khẩu, nhờ đó mà đời sống những người làm nông không ngừng được nâng lên, xã hội ngày càng phát triển.
Thông qua hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) đặt hàng nông dân sản xuất lúa; cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ công nghệ trên đồng ruộng và thu mua toàn bộ sản phẩm. Khi đó, DN có được nguồn nguyên liệu lúa chất lượng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; nông dân yên tâm đầu vào, đầu ra, được đảm bảo quyền lợi thông qua tổ chức đại diện là HTX.
Sáng 14/11, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang Nguyễn Sĩ Lâm chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch liên kết tiêu thụ với Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời trong vụ đông xuân 2022-2023. Cùng dự có Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh An Giang Trần Văn Cứng; Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Võ Chí Hùng; đại diện Tập đoàn Lộc Trời và các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT.
Đây là 2 vụ sản xuất rất quan trọng, đóng góp lớn vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Trong điều kiện mưa bão, lũ lụt, triều cường, dịch bệnh, cần tập trung giải pháp bảo vệ thắng lợi vụ thu đông 2022 và triển khai xuống giống tốt vụ đông xuân 2022-2023, tạo thu nhập ổn định cho nông hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã.
Đến thời điểm này, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch xong vụ lúa hè thu và một phần vụ thu đông. Tuy tổng diện tích năm 2022 toàn vùng giảm để chuyển sang canh tác các loại cây trồng khác, nhưng năng suất tăng, giá lúa ổn định ở mức cao. Nhờ đó, nhà nông thu được lợi nhuận cao hơn.
Là tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, An Giang đặt mục tiêu từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững theo hướng hiện đại, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh. Chuyển đổi từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”. Tích hợp đa giá trị vào sản phẩm, tăng thu nhập của người dân, tiến đến mục tiêu nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Liên kết sản xuất giúp gắn kết doanh nghiệp (DN) với nông dân, tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX); có đầu ra cho nông sản, lợi nhuận được đảm bảo. An Giang đang tích cực hỗ trợ, khuyến khích DN mở rộng diện tích liên kết trên địa bàn.
Nông nghiệp là một trong những điểm sáng của huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang). Với việc triển khai nhiều dự án nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, phát triển kinh tế hợp tác, huyện Tri Tôn càng có điều kiện khai thác tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp.
Từ lúc bắt đầu hàu đẻ trứng đến lúc được xuất bán hàu giống chỉ trong vòng 25 ngày. Nghề ươm hàu giống đã giúp anh Vũ Văn Tâm (sn 1988) ở xóm 6, xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình dễ dàng kiếm được tiền tỷ mỗi năm.
Năm 2021, ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV) đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất (GO) đạt 650 tỷ đồng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp. Trong đó, các lĩnh vực lúa, gạo, cây ăn trái, rau màu đều có mức tăng trưởng khá.