Kết quả tìm kiếm cho "50 cặp đôi khuyết tật"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 186
Công tác cải cách hành chính (CCHC) trong 9 tháng của năm 2024 tiếp tục được Thành ủy, HĐND, UBND TP. Long Xuyên quan tâm chỉ đạo; các cấp, ngành tổ chức thực hiện hiệu quả. Phóng viên Báo An Giang đã có buổi trao đổi với Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Long Xuyên Đinh Văn Bảo về lĩnh vực này.
Sáng 30/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 30/9 đến ngày 7/10/2024.
Đến 17 giờ ngày 14/9, bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến 352 người chết, mất tích (276 người chết, 76 người mất tích). Số người chết tăng thêm 14 người so với thống kê lúc 8 giờ cùng ngày.
Australia, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc là những quốc gia đầu tiên hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3. Nhiều tổ chức quốc tế cũng đang tích cực xem xét viện trợ trên cơ sở nhu cầu thực tế của phía Việt Nam.
Toàn tỉnh An Giang có hơn 14.000 người bán lẻ vé số lưu động. Hầu hết xem "nghề" này là nguồn thu nhập chính của gia đình trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội khó khăn, nhất là từ sau đại dịch COVID-19 đến nay. Trong đó, rất nhiều người khuyết tật, bệnh hiểm nghèo cần được hỗ trợ.
Những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) luôn quan tâm tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân và huy động mọi nguồn lực chăm lo công tác an sinh xã hội. Qua đó, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân, xây dựng địa phương ngày càng phát triển.
Bán vé số lưu động (còn gọi là bán vé số dạo) trở thành nghề phổ biến trong đời sống xã hội. Phần lớn người bán là trẻ em, người già, người tàn tật… Họ muốn giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội, muốn tự mình vươn lên, nên chọn nghề này mưu sinh. Nhưng cái nghèo, cái khó cứ đeo đuổi, họ cần nhiều hơn sự tiếp sức của xã hội, cộng đồng. Một trong những nghĩa cử ấy là cất nhà cho người bán vé số có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn.
Nhằm chia sẻ khó khăn với học sinh huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) trước thềm năm học mới 2024 - 2025, nhất là học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, các đoàn từ thiện, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh An Giang đã phối hợp địa phương trao tặng quà, quần áo, xe đạp, dụng cụ học tập... để tiếp sức các em đến trường, không vì nghèo khó mà bỏ học giữa chừng.
Từ kết quả đánh giá 63 cổng dịch vụ công cấp tỉnh ở góc độ người dùng năm 2024, các chuyên gia khuyến nghị cả 63 tỉnh, thành phố đều cần đầu tư cải thiện cổng dịch vụ công để tăng mức độ thuận tiện, thân thiện với người dân.
Dịp Quốc khánh 2/9 năm nay, người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp (từ 31/8 đến hết 3/9). Đây là kỳ nghỉ lễ kéo dài trước khi học sinh, sinh viên bước vào khai giảng năm học mới, là cú huých thúc đẩy nhu cầu đi lại, vui chơi của người dân tăng cao. Ngành hàng không, đường sắt và vận tải đường bộ đều lên kế hoạch huy động phương tiện, tàu xe, tăng chuyến để đáp ứng nhu cầu du lịch, đi lại thăm thân của người dân.
Chiến tranh đã qua đi nửa thế kỷ song sự khốc liệt vẫn hiện hữu trong không ít gia đình của những người trở về từ cuộc chiến, bởi di chứng chất độc hóa học do quân đội Mỹ rải xuống chiến trường miền Nam. Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam không chỉ là vấn đề từ thiện, nhân đạo; mà còn thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam.
“Khi tôi chào đời đất nước đã liền thân/ Nhưng nỗi đau vẫn mãi còn âm ỉ/ Chiến tranh với tôi là những câu chuyện kể/ Và những bác cựu binh không nguyên vẹn ngày về!” (Chiến tranh – Phan Thúc Định). Cảm xúc nghẹn ngào càng trở nên mãnh liệt trong tháng 7 tri ân, khi triệu trái tim hướng về Ngày thương binh - Liệt sĩ (27/7), bằng những hành động tri ân, đáp nghĩa, ghi nhớ công ơn anh hùng, liệt sĩ.