Kết quả tìm kiếm cho "Công an TX. Cai Lậy"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 347
Là loại cây đặc trưng của vùng Bảy Núi (An Giang), thốt nốt đã trở thành biểu tượng cho mảnh đất anh hùng này. Với người dân địa phương, thốt nốt gắn bó như người bạn thâm niên. Với du khách gần xa, thốt nốt mang vẻ đẹp rất riêng và để lại ấn tượng khó quên.
Thuở trước, vách núi Dài nằm chếch phía Tây khu vực Tà Lọt (huyện Tri Tôn và TX. Tịnh Biên) nhà cửa lưa thưa, ít người đến ở vì điều kiện còn lắm khó khăn. Thế nhưng, hiện nay, nhiều bà con đến đây lập vườn trồng trọt, cất nhà bên sườn núi khá đông đúc.
Dành cả tâm huyết cho công tác lai chọn và thử nghiệm giống lúa, ông Trần Thanh Hùng được người dân ở phường Núi Voi (TX. Tịnh Biên) gọi với cái tên: “Hùng tình nghĩa”...
Xã Tân An (TX. Tân Châu) đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, như: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, trình độ đội ngũ y tế, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh…
Hồi cố để tiếp tục nhận thức đầy đủ hơn về di sản văn học quá khứ, đồng thời nhận ra sức sống, sự ảnh hưởng của dòng thơ mới từ bài thơ “Tình già” của Phan Khôi mà tác giả “châm ngòi” đã 93 năm.
Sau Tết, tiết trời chuyển dần sang hanh khô, nắng gắt. Ở Bảy Núi, mùa này vẫn còn mát mẻ, trong lành. Dù hành hương, du lịch (DL) bụi hay một hành trình ngắn chỉ đủ “cưỡi ngựa xem hoa”, thì cảnh đẹp nên thơ vốn có của nơi đây vẫn đủ lưu luyến lòng người.
30 năm hình thành và phát triển, cán bộ, đảng viên của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh luôn kiên định mục tiêu xây dựng hệ thống bảo hiểm hiện đại, chuyên nghiệp, phục vụ người dân một cách hiệu quả, công bằng. Phóng viên Báo An Giang có cuộc phỏng vấn Giám đốc BHXH An Giang Đặng Hồng Tuấn xoay quanh nội dung này.
“Kiếm ăn được” là cách nói khiêm tốn của sơn dân khi được du khách hỏi về chuyện lập vườn trồng quýt hồng trên đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên). Năm nay, họ thêm mùa quýt ngọt ngào, nhờ năng suất, giá cả ổn định, thu nhập kha khá dịp Tết.
Người làm báo chúng tôi thích viết về câu chuyện "an cư lạc nghiệp" của người nghèo, người gặp khó khăn về nhà ở. Mỗi người là một câu chuyện riêng, hoàn cảnh riêng, nhưng luôn chung niềm hạnh phúc dưới mái nhà vững chãi mới. Niềm hạnh phúc ấy lan tỏa lạ kỳ, như mang Xuân về cùng cuộc sống.
Sự kiện nghề nấu đường thốt nốt của người Khmer tại An Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã đánh dấu bước chuyển mình của loại đặc sản này. Trong tương lai gần, cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn nghề truyền thống, để vị ngọt thơm đặc trưng của vùng Bảy Núi tiếp tục nối dài qua nhiều thế hệ.
Như một duyên trời, những người xa lạ vô tình gặp gỡ, trở nên gắn kết ở xứ sở của thốt nốt Bảy Núi. Mật ngọt được chắt chiu, trở thành món quà quý từ thiên nhiên và sức sáng tạo không ngừng nghỉ của con người.
Kỷ niệm “200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế, tôi có dịp trở về vùng Tứ giác Long Xuyên, nơi được mệnh danh “rốn phèn” của vùng châu thổ. Qua 200 năm, nhờ vào tầm nhìn chiến lược của các bậc tiền nhân, sự tiếp nối không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ con cháu trong khai hoang, phục hóa “rốn phèn”, Tứ giác Long Xuyên từ vùng đất hoang hóa thuở nào đã trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp của quốc gia và thế giới.