Kết quả tìm kiếm cho "Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 92
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang Đặng Thị Hoa Rây cùng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Ban Đại diện Hội thánh Cao đài Tây Ninh tỉnh vừa tiếp đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa do Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQVN tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Văn Thiện đến thăm, trao đổi kinh nghiệm về công tác tôn giáo tại tỉnh An Giang.
Sáng 5/11, tại Trung tâm Văn hóa và Học tập cộng đồng xã Châu Phong (TX. Tân Châu), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang Đặng Thị Hoa Rây chủ trì Hội nghị đối thoại với Ban Đại điện cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang. Cùng tham dự có lãnh đạo ban đại diện; lãnh đạo các sở, ban, ngành và TX. Tân Châu.
Dự kiến có trên 400 đồng bào dân tộc Chăm từ 9 tỉnh-thành phố tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần IV, tạo nên vẻ đa dạng về văn hóa và các cơ hội quảng bá du lịch cho địa phương.
Cùng với niềm hân hoan đón chào năm học mới là bao nỗi lo toan của phụ huynh về điều kiện để con em được đến trường. Với những gia đình nghèo, để lo cuộc sống hàng ngày đã khó, bước vào năm học mới lại càng khó khăn hơn với rất nhiều khoản chi phí. Thấu hiểu khó khăn ấy, các cấp, ngành, nhiều tổ chức, cá nhân đã đồng hành, vận động hỗ trợ cho học sinh có điều kiện đến trường.
Sáng 15/8, tại Thánh đường Ehsan (thị trấn Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang), Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang tổ chức Chương trình “Chắp cánh ước mơ” năm học 2024 - 2025. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện An Phú Phùng Minh Tân đã đến dự.
Là địa phương biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, huyện An Phú đã tích cực thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Qua đó, đã phát huy hiệu quả sức mạnh đoàn kết dân tộc, cùng xây dựng vùng đất đầu nguồn ngày càng phát triển.
Từ khi nghề dệt thổ cẩm đồng bào Chăm xã Châu Phong được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tour du lịch (DL) làng Chăm, tìm hiểu đời sống văn hóa cộng đồng, thưởng thức ẩm thực và thăm cơ sở dệt thổ cẩm đã trở thành sản phẩm DL đặc sắc của các công ty lữ hành trong và ngoài nước.
Kể từ khi nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tour du lịch làng Chăm để tìm hiểu đời sống văn hóa cộng đồng, thưởng thức ẩm thực, thăm cơ sở dệt thổ cẩm… trở thành sản phẩm du lịch (DL) đặc sắc của các hãng lữ hành trong và ngoài nước.
Ngày 14/6, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang Võ Nguyên Nam và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Đinh Thị Việt Huỳnh đến thăm, chúc mừng Tết Roya Haji năm 2024 đồng bào dân tộc thiểu số Chăm tại Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang và các thánh đường: Jamiu Azhar, Al Mubarak và Muhammadiyah (TX. Tân Châu).
Tham dự lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (QPAN) do Hội đồng Giáo dục QPAN tỉnh An Giang tổ chức trong tháng 5/2024, có 100 vị chức sắc, chức việc Hồi giáo bày tỏ đồng tình, hiệu quả của lớp bồi dưỡng, giúp từng vị hiểu rõ thêm về lĩnh vực này, về vai trò, trách nhiệm của bản thân mình và cộng đồng Hồi giáo.
Với phong cảnh sông núi hữu tình cùng nền văn hóa các dân tộc đặc sắc, An Giang là nơi sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển du lịch (DL). Trong đó, việc phát triển DL gắn với đặc trưng vùng biên giới đang là hướng đi mới, giúp ngành chuyên môn, địa phương và doanh nghiệp (DN) hình thành thêm sản phẩm, kết nối tour, tuyến để phục vụ du khách.
Hiện, tỉnh An Giang có gần 17.000 tín đồ theo đạo Hồi (Islam), tập trung ở các huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên. Đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm tỉnh An Giang luôn hòa quyện với phong tục tập quán, bà con sinh hoạt tôn giáo ở 12 thánh đường, 16 tiểu thánh đường. Với người Chăm An Giang, Ramadan là tháng rất quan trọng, linh thiêng với cả cộng đồng. Năm nay, tháng Ramadan năm 2024 (tức năm 1445 Hồi lịch) diễn ra từ ngày 11/3 đến ngày 9/4/2024.