Kết quả tìm kiếm cho "Chiếc búa"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1077
Cùng sinh sống tại thị trấn Hội An (huyện Chợ Mới), bà Nguyễn Kim Loan (53 tuổi, khóm Thị 1) và chị Nguyễn Cẩm Tú (47 tuổi, khóm An Thới) đang từng ngày chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo, trong hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn. Cuộc sống của họ hiện rơi vào cảnh bế tắc, khi bệnh kéo dài, chi phí điều trị vượt quá khả năng chi trả. Giữa lúc ngặt nghèo, sự chung tay giúp đỡ từ cộng đồng sẽ là nguồn động viên rất lớn với họ và gia đình, để vượt qua nghịch cảnh.
Mùa hè, khi nắng vàng trải đều khắp những khu vườn, cũng là lúc miền Tây Nam Bộ khoác lên mình chiếc áo mới, ngào ngạt hương thơm của trái chín mọng, tất cả hòa quyện tạo nên “bản giao hưởng” đánh thức mọi giác quan và mang đến niềm vui trọn vẹn cho cả người nông dân và thực khách...
Ở miền Tây, ly cà-phê là thứ gắn liền với buổi sáng và cả những khoảng lặng giữa ngày. Trưa nắng, nhiều người dừng chân ở quán võng, gọi ly cà-phê đen, thả mình trên chiếc võng đong đưa, tranh thủ chợp mắt. Những quán cà-phê võng vẫn lặng lẽ gìn giữ thói quen ấy, một nét sống chậm đã thành bản sắc của miền Tây.
Giữa guồng quay cuộc sống, vẫn còn những mảnh đời lặng lẽ với bao khó khăn, thiếu thốn. Họ sống trong cảnh nghèo khổ, bệnh tật bủa vây, không có điều kiện chữa trị hay sinh hoạt. Điển hình, hộ gia đình của bà La Thị Hương (62 tuổi) và bà Phạm Thị Vân (63 tuổi), cùng ngụ tại khóm Xuân Biên, phường Tịnh Biên (TX. Tịnh Biên) luôn cố gắng từng ngày vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
Thời đại công nghệ 4.0, nơi mọi hoạt động đời sống đều gắn liền với các thiết bị số và mạng Internet, việc nuôi dạy con cái cũng bước sang “chương mới”. Cha mẹ có trong tay nhiều công cụ hiện đại để hỗ trợ quá trình giáo dục, nhưng cũng đối mặt với nguy cơ ảnh hưởng các mối quan hệ gia đình bởi sự lệ thuộc vào công nghệ.
Mùa này, dòng Vàm Nao khoác lên mình màu xanh ngọc bích, tựa như dải lụa mềm vắt ngang xóm cù lao. Đây là con sông ngắn nhất trong hệ thống dòng Mekong, ẩn chứa nhiều câu chuyện đánh bắt cá khủng thời khẩn hoang lưu truyền cho tới bây giờ.
Giữa bộn bề cuộc sống, đôi khi chúng ta bắt gặp những hành động đẹp, những chuyện tử tế nơi công cộng. Những hành động nhỏ tưởng chừng vụn vặt, nhưng lại là nền tảng tạo nên xã hội nhân văn.
Ven sông Hậu, những xóm ghe cào hình thành từ lâu đời. Mùa nào, họ cũng tất bật nổ máy phành phạch ra sông khai thác cá, tôm theo con nước, kiếm thêm thu nhập.
Hàng ngày, trên chiếc xe gắn máy, những người bán dạo đồ rèn mang sản phẩm nghề truyền thống trăm năm lang bạt khắp nơi. Trải qua biến cố thăng trầm, người dân vẫn giữ ổn định nghề rèn qua bao thế hệ.
Tuy núi Ông Cậu (phường An Phú, TX. Tịnh Biên) không nằm trong dãy Thất Sơn, nhưng ẩn chứa nhiều câu chuyện kỳ bí, hấp dẫn thời mở đất, thu hút nhiều lượt khách đến hành hương và vãng cảnh.
Cuối năm là dịp để các quý cô khoác lên mình những chiếc váy dạ hội lộng lẫy nhất, thu hút mọi ánh nhìn khi xuất hiện trong các buổi tiệc.
Thực tiễn thời gian gần đây cho thấy, nhiều người trẻ biết dựa vào văn hóa truyền thống để làm nguồn cảm hứng thăng hoa sáng tạo. Không chỉ âm nhạc mà cả hội họa, điện ảnh, thời trang, ẩm thực, du lịch... đã trở thành phương tiện để các bạn trẻ quảng bá, giới thiệu văn hóa dân tộc ra thế giới.