Kết quả tìm kiếm cho "Hơn 5.000ha xoài"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 132
Năm 2023, kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đạt nhiều kết quả quan trọng. Đó là sự đồng hành, chung sức, vai trò nòng cốt của cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới, khai thác tiềm năng, thế mạnh và nguồn lực cho sự phát triển của nền kinh tế, đóng góp tích cực cho chính sách an sinh xã hội.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước ước đạt trên 53 tỷ USD, mức cao nhất trong những năm gần đây. Tại An Giang, xuất khẩu rau quả tăng cao, đạt 149.000 tấn, tương đương 60,8 triệu USD (tăng gấp 2 lần về sản lượng và kim ngạch so năm 2022). Đóng góp vào kết quả ấn tượng đó, tiêu biểu là Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco).
Cước hàng hải đang tăng cao gấp nhiều lần so với thời điểm trước tháng 12/2023, làm nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu của tỉnh vốn đã khó nay càng khó khăn hơn.
Vùng nguyên liệu được xác định là nền tảng để phát triển các chuỗi giá trị hiệu quả, nâng cao chất lượng nông sản. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, các địa phương đã chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu gắn với phát triển các sản phẩm nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết bền vững. Trong đó, chuỗi liên kết - tiêu thụ nông sản với Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) giúp nông dân có đầu ra và thu nhập ổn định.
Trước tình hình giá gạo Việt Nam cao nhất thế giới, giá lúa tươi ở ĐBSCL cũng liên tục xác lập kỷ lục mới, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động liên kết với nông dân, hợp tác xã (HTX) xây dựng vùng nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu cho đơn hàng năm 2024. Diện tích liên kết tăng mạnh là xu thế tất yếu, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững hơn.
Những năm qua, An Giang đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN), chuyển đổi số, phục vụ sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị hàng hóa, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao hàm lượng KH&CN, chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp, mở rộng thêm cơ hội xuất khẩu.
Nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang cùng với Đồng Tháp là 2 tỉnh được hưởng lợi lớn nhất khi được sông Tiền, sông Hậu cung cấp nước ngọt quanh năm. Trong định hướng của Bộ Chính trị và Chính phủ, đều đặt yêu cầu xây dựng An Giang, Đồng Tháp thành trung tâm đầu mối lúa gạo, thủy sản, trái cây vùng sinh thái nước ngọt. Gợi mở của Trung ương là cơ hội lớn để An Giang bứt phá, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Sáng 21/11, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Nguyễn Hồng Đức chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Huyện ủy thường kỳ tháng 11/2023, kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị tháng 10 và đề ra nhiệm vụ tháng 11/2023. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy An Giang Lưu Vĩnh Nguyên đã đến dự.
Với diện tích xoài rộng lớn (12.633ha), chỉ cần giảm được 10% tỷ lệ thất thoát, nhà vườn ở An Giang có thể tăng thêm thu nhập hơn 60 tỷ đồng/năm. Không những thế, kỹ thuật trồng xoài mới còn tiết kiệm được lượng nước, lựa chọn dinh dưỡng phù hợp với vùng đất, nâng chất lượng và giá trị trái xoài.
Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập nông dân được thực hiện từ hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nhân rộng mô hình hiệu quả… Đặc biệt, công tác tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp” được xem là nhiệm vụ trọng tâm.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt nhiều khó khăn, lợi thế nông nghiệp An Giang ngày càng được phát huy, góp phần quan trọng vào kết quả tăng trưởng chung của tỉnh. Do vậy, tập trung bảo vệ sản xuất trước diễn biến phức tạp của thời tiết, thiên tai, đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
Với quyết tâm của các cấp, ngành, kinh tế - xã hội (KTXH) huyện biên giới An Phú (tỉnh An Giang) tiếp tục tăng trưởng, đạt và vượt 20 chỉ tiêu cơ bản. Huyện đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện thu nhập cho người dân.