Kết quả tìm kiếm cho "KH��NH MY"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 25
Để xử lý 29 bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã đề xuất UBND tỉnh các dự án xử lý triệt để các bãi rác này. Tuy nhiên, tiến độ xử lý vẫn chưa đảm bảo yêu cầu, trở thành nội dung được đưa ra chất vấn và trả lời chất vấn trong các kỳ họp HĐND tỉnh nhiều năm nay.
Thời gian qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Châu Phú được triển khai thông qua nhiều cách làm thiết thực. Từ đó, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết, toàn dân chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương.
Trong xã hội, phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái vẫn là nhóm yếu thế có thể trở thành nạn nhân bị xâm hại, bị mua bán, bị bạo lực bất kỳ nơi nào, lúc nào. Trên địa bàn tỉnh, nhiều mô hình thiết thực đã được duy trì, nhân rộng nhằm xóa bỏ bạo lực trong gia đình, xây dựng môi trường bình đẳng nơi làm việc, nơi công cộng…
Tuy chiếm diện tích nhỏ so với cây lúa, nhưng rau màu, cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao, vốn đầu tư lớn, việc chăm sóc đòi hỏi kỳ công hơn. Tổ chức sản xuất tốt theo kế hoạch, bảo vệ cây trồng trong điều kiện thời tiết phức tạp và liên kết tiêu thụ sản phẩm là những ưu tiên hàng đầu đối với rau màu, cây ăn trái.
Thời gian qua, Hợp tác xã (HTX) Nông sản an toàn Kiến An (huyện Chợ Mới) thực hiện tốt vai trò liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp (DN) trong tiêu thụ sản phẩm rau màu. Cách làm này đã và đang mang lại kết quả tích cực, góp phần cải thiện thu nhập cho nông dân, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác.
Từ tháng 10/2023, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) An Giang đã triển khai mô hình trồng dưa hoàng kim kiểng ghép bằng kỹ thuật ghép và tạo hình trái vuông tại Trại thực nghiệm KH&CN; tỷ lệ trái vuông đạt 89,5%. Đây là lĩnh vực có nhiều hứa hẹn đối với ngành hoa kiểng của An Giang.
Trong xu hướng số hóa toàn cầu, những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của An Giang càng có cơ hội phát huy thế mạnh. Nếu những lần đột phá nông nghiệp trước đây mang tính chất thủ công, dựa vào chủ trương, quyết tâm và sức lao động là chính thì trong thời đại mới, đột phá nông nghiệp, du lịch phải dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), khoa học và công nghệ (KH&CN)…
Ngày 24/7, Văn phòng UBND tỉnh An Giang cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đã ký ban hành Kế hoạch 628/KH-UBND về tổ chức Lễ kỷ niệm và Chương trình nghệ thuật chào mừng 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2023).
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (TCTK), TS Nguyễn Bích Lâm cho rằng: Với tinh thần chủ động nhận diện khó khăn, rào cản, kịp thời ban hành chính sách, giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp, Chính phủ đã khẩn trương ban hành các chính sách, giải pháp. Nhiệm vụ bây giờ là khẩn trương triển khai thực hiện sao cho hiệu quả, đưa chính sách, giải pháp vào thực tế cuộc sống để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.
Những tiến bộ công nghệ, kỹ thuật mới giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân, hợp tác xã (HTX). Khi kết hợp chuyển đổi số với ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào nông nghiệp, sẽ thúc đẩy xây dựng nông thôn mới (NTM) theo hướng hiện đại, văn minh.
Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), An Giang đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tác động tích cực đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đời sống nông dân ngày càng phát triển, tăng niềm tin của nhân dân vào tổ chức Đảng và hệ thống chính trị.
Để giới thiệu, quảng bá những tiềm năng, lợi thế của vùng đất An Giang nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch (DL), các doanh nghiệp (DN), tổ chức, cá nhân đến An Giang đầu tư phát triển, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch 495/KH-UBND tổ chức Tuần lễ văn hóa, thể thao, du lịch (VH-TT&DL) chào mừng kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832-2022).