Kết quả tìm kiếm cho "Làng hoa trăm tuổi"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1957
Sau khi Bình Dương sáp nhập vào TP Hồ Chí Minh và trở thành một phần trong trung tâm đô thị mới của thành phố, vùng đất này góp phần mang đến sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp và đa dạng hóa các điểm đến văn hóa, lịch sử. Những địa danh nổi bật như Lò gốm Đại Hưng, Chùa Châu Thới hay Đình Tân An sẽ là những điểm đến lý tưởng, thu hút du khách khám phá nét đẹp đặc sắc của TP Hồ Chí Minh mới.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Với hệ thống đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, Tam Giang - Cầu Hai, thành phố Huế đang từng bước định vị như một điểm đến tiên phong trong phát triển du lịch xanh, bền vững.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những cây cổ thụ được công nhận Cây di sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh không chỉ là tài sản diệu kỳ của thiên nhiên ban tặng, mà còn là nơi lưu giữ lại những giá trị văn hóa, lịch sử quý báu mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân An Giang qua nhiều thế hệ.
Mít là trái cây vùng nhiệt đới, vỏ màu xanh, gai lồi lên quanh thân quả, được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon.
Trong đời sống hiện đại, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp dần nhường chỗ cho sản phẩm tân tiến hơn. Đứng trước khó khăn, nhiều làng nghề vẫn duy trì, phát triển, tạo nên nét đặc trưng, thương hiệu riêng. Những làng nghề truyền thống còn góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo.
Không biển hiệu hào nhoáng, không giờ làm cố định, nghề xe ôm là cuộc mưu sinh lặng lẽ trên từng cung đường nhỏ. Sau tay lái ấy là những phận người bền bỉ với cuộc sống. Từ người đàn ông luống tuổi nuôi thân bằng cuốc xe vài chục ngàn, đến người phụ nữ dầm mưa, dãi nắng lo toan cho gia đình. Mỗi vòng quay bánh xe là một lát cắt cuộc đời, giản dị mà sâu sắc.
Nông sản được đồng bào dân tộc thiểu số Khmer bán theo tiêu chí "mùa nào thức đó", trên những chiếc xe đạp cọc cạch di động khắp nơi, hoặc gói gọn trên đôi gánh theo bước chân người bán đi từ trong phum, sóc ra chợ, từ miền núi xuống đồng bằng.
“Vĩnh Tế” là tên gọi chính thức trong hồ sơ khoa học di tích, do vua Gia Long đặt khi cho đào kênh nối Châu Đốc đến Hà Tiên. Ngoài ra, dòng kênh lịch sử này còn có nhiều tên gọi khác, như: Sông Châu Đốc - Hà Tiên (trong thời gian thi công), Vĩnh Tế hà (khắc trên Cao đỉnh 1835, với ý nghĩa “bền vững lâu dài”), sông Vĩnh Tế (trong nhiều tư liệu lịch sử triều Nguyễn). Dù mang tên gọi nào, dòng kênh vẫn là chứng nhân lịch sử đặc biệt của vùng đất biên cương An Giang.
Một phụ nữ Việt Nam được thế giới tôn vinh như biểu tượng của điêu khắc hiện đại, với bảy hình khối để kể chuyện, chiêm nghiệm và đối thoại vượt thời gian. Một tâm hồn luôn đau đáu về cội nguồn, đã chọn Huế làm nơi quay về, hiến tặng toàn bộ sự nghiệp nghệ thuật với mong muốn duy nhất: Nghệ thuật phải được sống tiếp.
Tối 21/6, Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XIX, năm 2024 - Giải thưởng cao quý nhất của giới báo chí cả nước đã diễn ra trang trọng tại Cung Điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội).
Chiều 20/6, tại Hà Nội, sau gần 2 ngày làm việc với 10 phiên thảo luận chuyên sâu, Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2025 đã chính thức bế mạc.