Kết quả tìm kiếm cho "Mùa ủ nước mắm cá linh"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 139
Trưa nắng gắt, men theo tuyến đường nông thôn chạy qua mấy con kênh thuộc địa phận huyện Châu Thành và Châu Phú, chúng tôi bắt gặp nhiều hình ảnh dung dị, thanh bình của làng quê.
Mùa lũ, con cá linh ở đầu nguồn nhiều ăn không hết, người dân ủ nước mắm thơm ngon dùng trong bữa ăn hàng ngày. Thời khẩn hoang, cha ông đã biết kỹ thuật ủ nước mắm cá linh được người dân gìn giữ cho tới bây giờ. Cuộc sống ngày càng phát triển, nước mắm công nghiệp chiếm ưu thế thị trường. Do đó, nước mắm cá linh ít người biết đến. Để khôi phục nghề truyền thống này, một số gia đình tận dụng nguồn cá dồi dào, mua về ủ nước mắm cá linh, tiêu thụ thị trường nội địa.
Hàng năm, khi mực nước trên những con sông dâng cao, ngoài đồng nước mấp mé tràn bờ cũng là lúc người dân tất bật chuẩn bị ngư cụ, phục vụ mùa đánh bắt thủy sản. Công việc mưu sinh mùa nước nổi tuy vất vả, nhưng giúp những hộ dân có được nguồn thu nhập ổn định khá trong lúc nông nhàn.
Mùa nước nổi, trên các tuyến kênh giáp biên ở vùng đầu nguồn, thương lái xuôi ngược ghe, xuồng cân, buôn cá đồng tấp nập. Có mặt tại cánh đồng lũ ven biên xã Phú Hội (huyện An Phú), chúng tôi bắt gặp không khí cân, bán cá giữa ngư dân và thương lái rất nhộn nhịp. Dõi theo dòng kênh, những chiếc vỏ lãi chạy qua lại rẻ nước ràn rạt chở cá đồng, tạo nên khung cảnh làm ăn sôi động trong mùa nước nổi.
Du lịch (DL) ngày càng được nhiều người ưa chuộng và trở thành trụ cột trong phát triển kinh tế của nhiều địa phương. Du khách đi DL không chỉ để thăm thú, nghỉ dưỡng, vui chơi, mà còn để thưởng thức ẩm thực vùng miền, tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống từ chính món ẩm thực.
Thiên nhiên hào phóng ban tặng cho ngư dân vùng ven biên nguồn cá linh dồi dào. Có mặt tại các xã đầu nguồn huyện An Phú trong những ngày nước đổ, chúng tôi ngỡ ngàng trước những chiếc vỏ lãi chở khẳm cá linh từ cánh đồng biên giới về bán cho tiểu thương.
Xưa kia, vào mùa nước nổi, thiên nhiên hào phóng ban tặng trữ lượng lớn cá linh, ngư dân thu hoạch nhiều đến mức phải đong bằng giạ. Tưởng đã qua cái thời “cá ăn không hết”, nhưng hiện nay, ở huyện đầu nguồn An Phú, vẫn có tiểu thương thu mua chục tấn cá linh mỗi ngày...
Mùa nước nổi về, không chỉ mang lại phù sa cho những cánh đồng ngập nước, mà còn đem đến cho người dân những sản vật thiên nhiên phong phú.
Làng gốm Bát Tràng lưu giữ trong mình tinh hoa sáng tạo nghệ thuật và nét đẹp lao động của một làng nghề truyền thống.
Trong lĩnh vực ẩm thực, Việt Nam hiện có 5 Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia gồm nghề làm nước mắm Nam Ô, nghề làm nước mắm Phú Quốc, phở Nam Định, phở Hà Nội, mỳ Quảng.
Ngũ Hành Sơn là quần thể gồm 6 ngọn núi mọc gần nhau, quy tụ đủ những vẻ đẹp từ thiên nhiên, mang đến cho du khách hành trình tham quan, khám phá tuyệt vời.
Từ lâu, núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) được xem là địa chỉ du lịch tâm linh có sức hút hấp dẫn đối với lữ khách. Quanh năm, đỉnh núi mây mù bao phủ, khí hậu se sắt, trông như chốn “tiên bồng”.