Kết quả tìm kiếm cho "Phụ nữ vùng quê"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 995
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái ở Nghệ An vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự ghi nhận xứng đáng đối với công lao gìn giữ văn hóa của cộng đồng dân tộc Thái, mở ra cơ hội phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế bền vững và nâng cao giá trị văn hóa bản địa trong tiến trình hội nhập.
Từ yêu cầu thực tiễn chuyển đổi số và vai trò then chốt của người đứng đầu, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ dừng lại ở những mô hình điểm, mà trở thành phong trào rộng khắp, đi vào chiều sâu trong đời sống nhân dân - nhất là ở vùng ĐBSCL. Đây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, năng động trong sản xuất, nhưng cũng đang đối diện với không ít rào cản trong tiếp cận công nghệ. Do đó, cần có những giải pháp đồng bộ, linh hoạt, sát với điều kiện thực tế để phát huy hiệu quả phong trào.
Phong trào dù nhỏ nhất cũng chỉ thực sự lan tỏa khi có người khởi xướng, dẫn dắt. Trong bộ máy hành động địa phương, chính những người đứng đầu giữ vai trò quyết định cho sự thành bại của phong trào “Bình dân học vụ số”. Họ là người nhìn ra vấn đề trước khi nó trở nên cấp thiết, là người chủ động hành động trước khi dân gặp khó khăn, là người nói thay tiếng dân trước khi niềm tin bị xói mòn.
Như một sự tình cờ, người phụ nữ có tên Phạm Thị Diệu Liên (xã An Nông, TX. Tịnh Biên) lại vô cùng yêu quý hoa sen. Cũng từ sự yêu quý này, Diệu Liên quyết tâm “làm điều gì đó” để cây sen trở nên có hồn, mang lại nhiều giá trị hơn cho cuộc sống.
Xế trưa, chợ đồ rẫy xã Kiến An (huyện Chợ Mới) hoạt động náo nhiệt giữa người mua và người bán. Từ lâu, chợ này là nơi mưu sinh bền bỉ của tiểu thương và là mạch sống hàng ngày của nông dân chân đất xứ cù lao.
TP. Long Xuyên được biết đến là quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính yêu, thành phố bên bờ sông Hậu hiền hòa này còn là một vùng đất thanh bình của cảnh quan, sự phát triển năng động, tạo nên một sức hút đặc biệt.
Đại biểu Quốc hội đề xuất cho vay ưu đãi dài hạn từ Quỹ nhà ở quốc gia hoặc Ngân hàng Chính sách xã hội, đồng thời hỗ trợ giá thuê nhà, cũng như đơn giản điều kiện cho vay khi mua nhà ở xã hội.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, với tiến trình hình thành, phát triển 200 năm, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vẫn đang trụ vững với thời gian. Sự trụ vững ấy phát xuất từ chính niềm tin chưa một lần phai nhạt trong tâm thức của người dân bản địa lẫn tất cả tín đồ đã từng biết đến Bà, từng được Bà độ trì. Niềm tin ấy có nguồn gốc sâu xa, chứ không đơn thuần chỉ là một niềm tin nhất thời, phi lý. Chính niềm tin sắt son ấy kết nối mọi người về với nhau, về với miền di sản Vía Bà.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức từ ngày 23 đến 27/4 âm lịch hàng năm, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Chăm, Khmer. Trong đó, văn hóa Khmer được thể hiện từ chính giả thuyết xuất xứ của tượng Bà.
Với bản tính siêng năng, cần cù trên đồng ruộng để có hạt lúa thơm nuôi sống bao thế hệ, người nông dân An Giang còn cho thấy tố chất “nghệ sĩ” qua lời ca, tiếng hát ngọt ngào, mộc mạc từ Liên hoan Văn nghệ nông dân tỉnh An Giang lần thứ VI/2025.
Nép mình ở vùng quê lặng lẽ, chùa An Thạnh tọa lạc ở xã Bình Thạnh Đông (huyện Phú Tân) không chỉ là điểm tựa về đời sống tinh thần của các phật tử, mà còn tích cực đồng hành với chính quyền địa phương chăm lo an sinh xã hội.
Tháng 5 về, cũng là lúc vườn dâu da bước vào mùa chín rộ. Vườn dâu da 9 Hoàng (ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn) trở thành điểm đến hấp dẫn, níu chân du khách bởi vẻ đẹp độc đáo của loài cây đặc biệt này.