Kết quả tìm kiếm cho "Quán mì ống tre lạ"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 618
Thái Bình có hơn 140 làng nghề được UBND tỉnh công nhận. Việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng, trong đó không thể thiếu vai trò của các nghệ nhân - “báu vật sống” nắm giữ tinh hoa của làng nghề. Nhờ tinh thần sáng tạo và tâm huyết của họ, nhiều làng nghề đã “hồi sinh” mạnh mẽ trước nguy cơ bị mai một.
Không rầm rộ như 5 năm trước đây, vẫn còn 7 hộ bám trụ đất liền kề kênh Ruột (xã Phú Hội, huyện An Phú) để nuôi cua đồng thương phẩm, tìm kế sinh nhai.
Củ Chi tour là địa điểm lưu giữ nhiều câu chuyện, chiến tích lịch sử hào hùng của ông cha ta. Khi tham gia Củ Chi tour, du khách sẽ được khám phá địa đạo phức tạp, thưởng thức ẩm thực địa phương đặc sắc sau đó trải nghiệm các hoạt động giải trí thú vị khác. Với lịch trình hấp dẫn, Củ Chi hứa hẹn sẽ là một chuyến đi đáng nhớ cho bất kỳ du khách nào.
Nghề chẻ đá tại thị trấn Cô Tô (huyện Tri Tôn) tồn tại qua nhiều thế hệ. Những khối đá thô cứng trải qua hành trình dài trở thành nền móng vững chắc cho công trình lớn nhỏ. Từ những nhát búa nặng nề, tiếng máy cắt rền vang giữa bãi đá, đến thanh đá vuông vức, tất cả là thành quả lao động của người thợ kiên trì bám nghề.
Phú Tân nổi tiếng với những cánh đồng lúa bát ngát và làng nghề truyền thống lâu đời. Nơi ấy, có một cô gái 9x đã và đang viết nên câu chuyện đầy cảm hứng về lòng đam mê, sự kiên trì và tình yêu dành cho nghề làm bánh phồng.
Xã cù lao Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên) tuy chưa giàu có, nhưng người dân rất tử tế. Mỗi khi nghe bà con nghèo gặp khó khăn về nhà ở, nông dân trong xã nhiệt tình chở gỗ đến tận nơi cất dựng đàng hoàng.
Loài người vẫn đang tiếp tục tiến hóa. Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy loài người chúng ta đã thay đổi trong thế kỷ qua, trong khi đó nam giới và phụ nữ đang tiến hóa với tốc độ khác nhau. Tại sao điều này xảy ra và cơ thể con người đang thay đổi như thế nào?
Những gợi ý về trang phục đón năm mới dưới đây, từ truyền thống đến hiện đại sẽ giúp bạn luôn nổi bật và thu hút.
Mặc dù không sôi động như trước, nhưng vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, các bếp của làng nghề bánh tráng Mỹ Khánh (xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên) cũng bắt đầu đỏ lửa ngày đêm để kịp các đơn hàng. Đây là mùa vui nhất trong năm của những người thợ từng gắn bó với nghề bánh tráng truyền thống mấy chục năm qua.
Năm 2024, An Giang đã ghi dấu ấn đậm nét trên bản đồ ẩm thực Việt Nam khi xác lập kỷ lục “100 món bánh dân gian chế biến từ thốt nốt”. Sự kiện không chỉ khẳng định tính đa dạng, độc đáo của ẩm thực An Giang mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long.
Theo thầy Trần Quang Xuyên, giáo dục truyền thống trong gia đình không chỉ bằng “khẩu giáo” (giáo dục miệng), mà còn phải bằng “thân giáo” (cách sống của chính mình). Không riêng gì gia đình tam đại đồng đường, chỉ cần cha mẹ mẫu mực, con cháu sẽ thảo hiền!
Qua bao thăng trầm, với sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng khát vọng gìn giữ truyền thống, các nghệ nhân làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer (ấp Sray Skoth, xã Văn Giáo, TX. Tịnh Biên) vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa riêng.