Kết quả tìm kiếm cho "Tôi có sẵn phương án"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 7552
Triệu Hồng Hồ Em (sinh năm 1989, ngụ xã Long Điền) là một minh chứng cho nhận định: “Khiếm khuyết cơ thể không phải là rào cản, mà là cơ hội để khám phá sức mạnh tiềm ẩn bên trong mỗi con người”. Với đôi tay tài hoa và ý chí kiên cường, chàng trai 35 tuổi này đã biến những thanh tre, trúc mộc mạc thành nguồn sống, tự mình nuôi mẹ già, thắp lên hy vọng giữa cuộc đời đầy thử thách.
Quá trình sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy được tỉnh An Giang thực hiện khẩn trương, đúng tiến độ. Hàng trăm đơn vị hành chính, cơ quan, ban, ngành… được thành lập mới, trên cơ sở sáp nhập các đơn vị cũ của 2 tỉnh. Hàng ngàn cán bộ, công chức, viên chức được nhận quyết định điều động, luân chuyển, bổ nhiệm.
Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025 do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức.
Ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố trên cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương hai cấp. Không khí làm việc tại các xã, phường, sở, ngành thể hiện rõ tinh thần đổi mới, lấy hiệu quả phục vụ làm thước đo, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tiến trình cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước.
Người dân vùng biên giới tỉnh An Giang rất phấn khởi, khi cả nước bước vào thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Khi đất trời bước vào thời điểm mưa “già”, nông dân vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) cũng bắt đầu vào vụ mùa ruộng trên. Dù không mang hiệu quả kinh tế quá cao, nhưng ruộng mùa trên vẫn là nguồn thu nhập giúp nông dân Khmer vượt qua khó khăn, duy trì tập quán canh tác lâu đời.
Sáng 1/7, tại Thanh Hóa, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) tổ chức Lễ ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trên phạm vi toàn quốc.
Ngày 1/7, các địa phương trên cả nước đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Trong ngày làm việc đầu tiên, bộ máy chính quyền tại xã đã vận hành đồng bộ, hiệu quả.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Tỉnh An Giang (mới) với tiềm năng nông nghiệp vượt trội, xứng tầm “vựa lúa” của ĐBSCL và cả nước.
Việc hợp nhất 2 tỉnh để hình thành tỉnh An Giang (mới) là bước đi quan trọng, nhằm xây dựng một địa phương có quy mô lớn hơn, kinh tế đa dạng hơn và khả năng liên kết vùng hiệu quả hơn. Cán bộ, đảng viên và người dân tin tưởng rằng, nếu có chính sách phù hợp và sát thực tế, tỉnh sẽ tận dụng tốt tiềm năng sẵn có, mở rộng không gian phát triển, tạo ra sức bật mạnh mẽ cho chặng đường phát triển nhanh và bền vững sắp tới.
Phát biểu tại lễ công bố nghị quyết sáp nhập tỉnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính nhấn mạnh: Việc hợp nhất Kiên Giang và An Giang là bước đi tất yếu, chiến lược, nhằm tinh gọn bộ máy, phát huy lợi thế vùng, tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn. Phó Thủ tướng đề nghị toàn hệ thống chính trị vận hành thông suốt từ ngày 1/7, nâng cao trách nhiệm phục vụ Nhân dân, doanh nghiệp và chung sức xây dựng An Giang thành cực tăng trưởng mới của khu vực.