Kết quả tìm kiếm cho "Tiếng gió trong vườn khuya"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 30
Ai cũng có một miền yêu thương khắc sâu trong tâm tưởng. Cái Mơn không phải là nơi tôi “chôn nhau cắt rốn” nhưng đã lưu giữ thật nhiều nụ cười và nước mắt từ thuở hoa niên. Năm tôi lên hai tuổi, má đi lấy chồng, gửi tôi lại cho ngoại ở Thủ Thừa, Long An.
Những chiếc lá bàng đỏ ngoài khung cửa sổ liên tục trút xuống lòng đường sau những đợt gió. Cuối đông, những con đường vắng thưa người. Ngồi trên căn gác xép nhìn ra, thấy dãy phố dài bảng lảng sương mờ, gió thổi vào đỏ mắt người thỉnh thoảng lại dè dặt bước đi trên những cung đường tít tắp.
Sau khi nước ta bị thực dân Pháp thôn tính, nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc liên tục nổi lên. Do thiếu đường lối đúng nên tất cả đều thất bại. Cả dân tộc mất phương hướng, đắm chìm trong khủng hoảng. Đảng ra đời đã dẫn lối, chỉ đường, đưa dân tộc Việt Nam thoát xích xiềng nô lệ, vươn ra ánh sáng độc lập, tự do.
Đồng Nai không có biển, cũng không có mùa nước nổi nhưng được trời phú cho vùng nước lợ rộng lớn. Nơi đây có rất nhiều loài thủy sản đặc trưng như: cá nâu, cá đối, tôm, cua, bạch tuộc, chem chép… Thủy sản nước lợ ngon và lành, vừa có vị ngọt ngào của sông vừa có vị mặn mà của biển nên được nhiều người ưa chuộng.
Núi Bromo (tiếng Indonesia là Gunung Bromo) - ngọn núi lửa đang hoạt động và là một phần của dãy núi Tengger thuộc đảo Đông Java, Surabaya, Indonesia từ hàng ngàn năm về trước. Với độ cao 2.329m, tuy không phải là đỉnh cao nhất của dãy núi nhưng lại là khối núi lửa nổi tiếng và thu hút khách du lịch nhất ở Indonesia.
Vậy là tôi đã giữ chuyên mục 'Gương mặt thơ' trên ấn phẩm Gia Lai cuối tuần được hơn 40 số, tức là hơn 40 tuần. Mỗi tuần bỏ ra 1 ngày để đắm chìm trong thơ, trong tâm trạng, trong những liên tưởng bời bời và cả... rối bời. Đọc thơ của nhiều nhà thơ trên khắp mọi miền Tổ quốc, tôi đằm sâu thêm tình cảm với mảnh đất mình sống.
Tôi còn nhớ rất rõ, đó là ngày 4/7/1994. Một cú điện thoại bất ngờ của một người bạn làm việc ở Công an Lâm Đồng vào lúc đêm khuya: “Cậu chuẩn bị đi với tụi mình nhé! Có một gia đình Fulro vừa trở về sau gần 20 năm lạc lối giữa rừng sâu…” Những ngày sau đó, chúng tôi có mặt và chứng kiến một câu chuyện thật sự hiếm hoi khi đất nước đã thanh bình gần hai mươi năm và từ lâu vấn đề Fulro tưởng chừng đã lùi về ký ức…
Khi những cơn gió chướng se se lạnh đi qua, nàng xuân bẽn lẽn trước ngõ mang theo tia nắng ấm áp sưởi cành mai chực chờ, len lén hé nụ đón mùa xuân rộn ràng. Xuân về Tết đến, ở mỗi vùng miền trên đất nước có những phong tục, tập quán đón Tết khác nhau. Khi những cánh mai vàng e thẹn bung nụ, nở xòe lung lay trước gió dưới làn nắng ấm là Tết đã về với vùng đất miền Tây Nam Bộ. Người dân phương Nam đón Tết với nhiều phong tục, tập quán mang đậm hương sắc và đặc trưng của vùng sông nước hữu tình.
Ngày 8-3, khắp nơi ngập tràn hoa, quà và những lời chúc đặc biệt gửi tặng đến phái đẹp. Song thực tế, còn có những món quà còn xứng đáng hơn, đó là tình yêu thương và sự sẻ chia trong cuộc sống!.
“Ngày quết bánh phồng, đêm thức canh nồi bánh tét...” là hình ảnh quen thuộc của Tết xưa - cái Tết gắn với một thời ký ức lúa mùa nổi. Từ cây lúa phổ biến ở vùng sông nước Cửu Long, ngày nay cây lúa mùa nổi trở nên hiếm hoi. Nhưng nhờ vậy, giá trị của lúa mùa nổi càng được trân quý.
Chúng tôi lại lênh đênh trên dòng nước trĩu nặng phù sa, trĩu nặng tâm tình của người miền Tây, ráng gom cho trọn hương vị mùa nước nổi vào lòng mình. Mà ôm làm sao xuể cái cảm giác nửa quen nửa lạ, nửa xa nửa gần. Nhìn vào hiện tại, con nước giờ lạ lẫm, trái tính trái nết, nên người ta cứ bâng quơ nhắc “hồi xưa…”, “lúc trước…”, rồi mải mê đi tìm lại “lộc” của tự nhiên.
Hổng biết ngày xưa tại sao ông bà lại nghĩ thêm mấy cái tên cho màu sắc của chú chó nuôi trong nhà. Chó có lông màu đen, kêu là “mực”, ừ thì đen như mực, hợp lý. Cả thân hình màu trắng như cò, kêu chó cò, cũng hợp lý. Chó có màu lốm đốm đen trắng trên mình, thích thì kêu chó vện, không thích thì kêu chó đốm, dễ hiểu. Tới con chó màu vàng, tự nhiên có tên là phèn. Phèn, cái tên chất chứa sự nghèo hèn, lem luốc, lăn lộn của mấy chú chó miệt vườn Nam Bộ…