Kết quả tìm kiếm cho "Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thoại Sơn"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 177
Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn với những bước đi đầu tiên. Nhiều mô hình doanh nghiệp kinh tế tuần hoàn dựa trên ứng dụng khoa học-công nghệ, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững đã bắt đầu hoạt động.
Thời gian qua, An Giang thực hiện nhất quán chủ trương khoa học và công nghệ (KH&CN) là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tỉnh có chiến lược phát triển KH&CN phù hợp xu thế chung và điều kiện đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Chiều 17/5, Liên đoàn Lao động huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) phối hợp Ban Giám đốc Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Thoại Sơn tổ chức Hội nghị “Cảm ơn người lao động”, nhân Tháng Công nhân năm 2024.
Đây là một trong những nội dung trọng tâm được các cấp công đoàn phối hợp với chủ doanh nghiệp (DN) tổ chức trong Tháng Công nhân; thể hiện sự trân trọng đóng góp của người lao động (NLĐ), khẳng định NLĐ là vốn quý của DN.
Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị bệnh gan bởi có tác dụng tuyệt vời đối với chức năng gan và chuyển hóa lipid mỡ trong gan. Nghiên cứu đã tìm hiểu tác dụng bảo vệ gan của axit ganoderic A, một trong những triterpenoid chính trong nấm lim xanh chống lại tổn thương gan do rượu gây ra và các cơ chế cơ bản về tác dụng bảo vệ gan của nó. Kết quả cho thấy rằng sử dụng nấm lim xanh đã ức chế đáng kể sự tăng bất thường của chỉ số gan, chất béo trung tính toàn phần trong huyết thanh, cholesterol, cholesterol lipoprotein mật độ thấp và cũng bảo vệ đáng kể gan chống lại sự tích tụ lipid quá mức (gan nhiễm mỡ) và những thay đổi bệnh lý do rượu gây ra. Ngoài ra, căng thẳng oxy hóa do rượu gây ra ở gan đã được cải thiện đáng kể nhờ sự can thiệp của axit ganoderic A của nấm lim xanh.
Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh An Giang tuy chỉ chiếm 5,1% dân số toàn tỉnh, nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tỉnh xem việc chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trong vùng đồng bào DTTS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, huy động cả hệ thống chính trị và nguồn lực xã hội cùng thực hiện.
Năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó tăng tốc phát triển kinh tế là động lực dẫn dắt, kéo các lĩnh vực khác cùng “về đích”. Đồng hành cùng quyết tâm của tỉnh, các tập đoàn, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh đều nỗ lực thi đua, khai thác thị trường trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng.
Vượt qua những khó khăn, cả 2 công trình trọng điểm của tỉnh là cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (đoạn qua An Giang) và tuyến tránh TP. Long Xuyên đều đang được khẩn trương thi công, đạt yêu cầu đề ra. Các nhà thầu tổ chức thi công xuyên Tết, “3 ca, 4 kíp” nhằm đảm bảo tiến độ.
Trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, thời tiết trong cả nước khá đẹp, thích hợp với các hoạt động ngoài trời. Các điểm tham quan, khu vui chơi du lịch đều đông khách. Để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân, các địa phương, doanh nghiệp tổ chức nhiều sự kiện hấp dẫn, làm tốt công tác tổ chức, bảo đảm an ninh trật tự tại các điểm du lịch.
Tết là thời gian được nhiều gia đình chọn đi du lịch, nghỉ xả hơi sau một năm vất vả. Các địa phương, doanh nghiệp du lịch đã có chuẩn bị nhiều sản phẩm, dịch vụ phục vụ chu đáo khách đến dịp Tết.
Ngày 8/2, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương, cùng Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) đã đến dâng hương tại Nhà bia liệt sĩ của huyện Thoại Sơn và quảng trường Thoại Ngọc Hầu (thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn).
Trong khi nhiều tỉnh công nghiệp vẫn còn “ngấm đòn” sau đại dịch COVID-19 thì một tỉnh nông nghiệp như An Giang cho thấy khả năng phục hồi tốt. Nông nghiệp tiếp tục sẽ là “bệ đỡ” vững chắc thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển, hướng đến hoàn thành chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020 - 2025; tận dụng cơ hội bứt phá trước xu hướng nông nghiệp xanh, bền vững.