Kết quả tìm kiếm cho "bánh ống gạo"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 445
Theo quá trình phát triển của xã hội, nhu cầu trải nghiệm Tết của mỗi gia đình và mỗi người có nhiều thay đổi. Nếu việc đón Tết của nhiều năm trước mang đậm nét văn hóa truyền thống, chú trọng sum họp, quây quần gia đình thì những năm gần đây, nhiều người đón Tết theo hướng thư giãn, nghỉ ngơi, “làm mới” tinh thần, sức khỏe để tiếp tục lao động, công tác.
Tết Nguyên đán còn gọi là Tết âm lịch, Tết cổ truyền, đánh dấu kết thúc chu kỳ 1 năm. Đây không chỉ là ngày lễ quan trọng trong năm mới, mà còn là dịp để người dân tôn vinh những giá trị truyền thống, gắn kết gia đình và xã hội.
Các doanh nghiệp tăng lượng hàng hóa phục vụ Tết trung bình từ 5%-20% tùy từng mặt hàng, đồng thời cam kết duy trì mức giá ổn định trong suốt dịp Tết.
Với tinh thần “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, công tác chăm lo Tết cho người nghèo được cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tỉnh An Giang đặc biệt quan tâm, với mục đích góp phần để mọi nhà, mọi người đều được vui Xuân, đón Tết đầm ấm, yên vui…
Cận Tết, các tỉnh Trà Vinh và Phú Thọ duy trì bình ổn giá, dự trữ hàng thiết yếu phục vụ Tết tăng đến 80%.
Ở Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.
Mùa Xuân ấy không đến với riêng cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP), mà được xây đắp từ tấm lòng của các anh đến Nhân dân khu vực biên giới, nơi đóng quân, bởi “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”.
Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” Xuân Ất Tỵ 2025 đã chính thức khởi động tại TP. Châu Đốc – đơn vị làm điểm ở khu vực biên giới An Giang.
Ngày nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Chăm ở xã Châu Phong (TX. Tân Châu) khá phát triển, diện mạo thôn quê khởi sắc. Đến đây, du khách được tìm hiểu, khám phá bản sắc văn hóa độc đáo của bà con được gìn giữ trăm năm bên dòng sông Hậu.
Nguồn tài nguyên bản địa vừa là lợi thế tự nhiên vừa là di sản văn hóa và tiềm năng kinh tế độc đáo của mỗi vùng đất. Tại ĐBSCL, tài nguyên bản địa không chỉ là những sản phẩm nông nghiệp, như: Lúa gạo, trái cây, thủy sản, còn bao gồm hệ sinh thái đặc trưng, tri thức truyền thống và văn hóa bản địa phong phú. Phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương qua liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới là chủ đề khá nóng để gia tăng giá trị kinh tế vùng.
Bà Huỳnh Thị Hưởng (64 tuổi) và bà Đặng Thị Hiền (61 tuổi) là 2 trường hợp cùng ngụ tại khóm Xuân Biên, phường Tịnh Biên, (TX. Tịnh Biên) có chung cảnh nghèo khó, tuổi già sống neo đơn, không người nương tựa. Ngoài sự hỗ trợ của địa phương, họ rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng.
Là huyện thuần nông, các sản phẩm chủ lực trên địa bàn huyện Phú Tân chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp. Địa phương đã tranh thủ các chính sách và thực hiện nhiều giải pháp đồng hành với người sản xuất để kết nối thị trường, quảng bá sản phẩm nói chung; các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) và tiêu biểu nói riêng.