Kết quả tìm kiếm cho "chăn nuôi khép kín"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 240
An Giang xác định phát triển sản phẩm chủ lực, đặc thù, có lợi thế của tỉnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) giai đoạn 2016 - 2024. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, đặc thù, có lợi thế của địa phương, góp phần phát triển KTXH, nâng cao đời sống người dân.
Thời gian qua, việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) được các cấp, ngành quan tâm, triển khai thực hiện hiệu quả.
Vượt qua khó khăn do tình hình bất ổn chính trị một số khu vực, suy thoái kinh tế chung của thế giới, An Giang vẫn tập trung triển khai tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH); ước tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 đạt 6,8%, mức tăng cao so cùng kỳ các năm trước. Để đạt mục tiêu “bứt tốc” tăng trưởng cho năm 2024 - năm “bản lề” của giai đoạn 2021 - 2025, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp (DN) đóng vai trò quan trọng.
Năm 2024, An Giang đặt mục tiêu thành lập mới ít nhất 45 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, không chỉ tăng mạnh về số lượng mà phải có ít nhất 80% HTX hoạt động hiệu quả, 30% HTX tham gia liên kết tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp (DN). Để đảm bảo HTX hoạt động thực chất, cần sự chung sức của nhiều bên tham gia.
Cô Xoan thẫn thờ ngước đôi mắt buồn rười rượi nhìn lên. Trên cao những cành xoan rùng mình phe phẩy những cánh tay đưa tiễn cùng với bao nhiêu là những chiếc lá xanh xanh đồng loạt rì rào tấu lên những lời chúc phúc chắc chỉ mình cô mơ hồ cảm được.
Phát triển hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) gắn với tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực của tỉnh là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, phù hợp định hướng cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp tập trung, hiện đại, hiệu quả; chuyển đổi tư duy của nông dân từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Những năm qua, triển khai Chương trình hành động 06-CTr/TU, ngày 29/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lĩnh vực này, toàn tỉnh đạt những kết quả bước đầu.
Dù là vùng sản xuất lương thực chính và chiếm đến 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, nhưng nông dân trồng lúa ở ĐBSCL nhìn chung thu nhập còn thấp, chưa hưởng lợi tương xứng với đóng góp cho an ninh lương thực quốc gia và thế giới. Với quyết tâm cao và sự đồng lòng tham gia của toàn bộ hệ sinh thái lúa gạo, Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” được kỳ vọng sẽ tạo đột phá mới cho ngành hàng lúa gạo, thật sự nâng cao vị thế của người trồng lúa.
Gõ tìm kiếm từ khóa “chữa lành”, trên Google, có hơn 40 triệu kết quả và rất nhiều video-clip trên các nền tảng mạng xã hội. Cụm từ “chữa lành” cũng gắn với rất nhiều nội dung khác, như: Con đường chữa lành, du lịch chữa lành, bộ phim chữa lành, âm nhạc chữa lành, podcast chữa lành… Nhiều luồng ý kiến khác nhau về trào lưu này, không ít người băn khoăn về những mặt trái của việc “chữa lành” hoặc một số người quá lạm dụng để bị các hành vi lừa đảo thao túng tâm lý.
Năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó tăng tốc phát triển kinh tế là động lực dẫn dắt, kéo các lĩnh vực khác cùng “về đích”. Đồng hành cùng quyết tâm của tỉnh, các tập đoàn, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh đều nỗ lực thi đua, khai thác thị trường trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng.
Chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động đối với hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) nông nghiệp; kiên quyết giải thể các loại hình kinh tế tập thể yếu kém; khuyến khích hình thành các HTX, THT gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát triển thế mạnh ở địa phương…là những định hướng mà huyện Châu Phú sẽ thực hiện trong thời gian tới.
Nông nghiệp luôn được xác định là bệ đỡ vững chắc cho nền kinh tế An Giang. Trước xu hướng tiêu dùng xanh, thân thiện môi trường, sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng chuyển đổi phù hợp, không chỉ tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản, mà còn giúp nông dân hưởng lợi từ bán tín chỉ carbon, thu nhập cao hơn nhờ liên kết bền vững.
Từ đỉnh núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), du khách nhìn xuống con đường bê-tông uốn lượn ngoằn ngoèo, trông như con rắn khổng lồ nằm vắt vẻo bên sườn núi. Chính nơi đây đã “rèn” những tài xế “xe ôm” trở thành “tay lái lụa” đưa rước lữ khách lên, xuống núi mưu sinh.