Kết quả tìm kiếm cho "chung sức xây dựng quê hương"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 2614
Tranh đá Hoàng Nam của Tổ hợp tác Tranh đá Hoàng Nam (thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú) vừa được tham gia đánh giá, phân hạng Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 và được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Bước phát triển này góp phần nâng tầm giá trị, đưa sản phẩm tranh đá Thất Sơn vươn xa.
Sáng 30/6, cả nước hân hoan đón chào một sự kiện trọng đại, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đồng loạt các địa phương trên toàn quốc sẽ trang trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết 202/2025/QH15 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Tại Kiên Giang, sẽ diễn ra Lễ công bố nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Trung ương về việc thành lập Đảng bộ tỉnh An Giang (mới).
Phong trào bơi lội ở An Giang phát triển tích cực. Qua đó, vừa thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em, vừa tạo nguồn vận động viên (VĐV) chất lượng cho tỉnh.
Xu hướng các bạn trẻ, đặc biệt là những người có tầm ảnh hưởng, chia sẻ các giá trị văn hóa, truyền thống và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên mạng xã hội hiện nay rất đáng khích lệ.
“Vĩnh Tế” là tên gọi chính thức trong hồ sơ khoa học di tích, do vua Gia Long đặt khi cho đào kênh nối Châu Đốc đến Hà Tiên. Ngoài ra, dòng kênh lịch sử này còn có nhiều tên gọi khác, như: Sông Châu Đốc - Hà Tiên (trong thời gian thi công), Vĩnh Tế hà (khắc trên Cao đỉnh 1835, với ý nghĩa “bền vững lâu dài”), sông Vĩnh Tế (trong nhiều tư liệu lịch sử triều Nguyễn). Dù mang tên gọi nào, dòng kênh vẫn là chứng nhân lịch sử đặc biệt của vùng đất biên cương An Giang.
Vùng 5 Hải quân có nhiệm vụ quản lý vùng biển, đảo Tây Nam từ cửa sông Gành Hào (tỉnh Bạc Liêu) đến TP. Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), với diện tích khoảng 150.000km2, chiều dài bờ biển khoảng 450km, có hơn 150 hòn đảo lớn nhỏ, giáp ranh với vùng biển các nước: Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Đây là vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh.
Những năm qua, An Giang sự phát triển không ngừng trên mọi mặt. Trong hành trình chuyển mình đầy mạnh mẽ ấy, có một “dòng chảy” thầm lặng, nhưng vô cùng quan trọng, miệt mài góp sức, chắp cánh cho những khát vọng vươn xa của quê hương. Đó chính là báo chí An Giang - tiếng nói của lòng dân, nhịp đập của thời đại và là người bạn đồng hành thủy chung trên mỗi bước đường phát triển của tỉnh.
Sáng 19/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh An Giang tổ chức họp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Sáng 18/6, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đến thăm, chúc mừng Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Đề án 347/ĐA-UBND của UBND tỉnh An Giang về “Vận động xây dựng Quỹ Khuyến học cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2021 - 2025”, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.
Bộ đội Biên phòng (BĐBP) An Giang tiền thân là lực lượng an ninh vũ trang, trinh sát vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược. Ngày 17/6/1976, BĐBP tỉnh chính thức được thành lập với tên gọi Công an Nhân dân vũ trang tỉnh. Gần nửa thế kỷ qua, những người lính quân hàm xanh đã viết nên trang sử vàng trên tuyến biên giới An Giang.
Ngày 21/6/2025 đánh dấu một thế kỷ vẻ vang của Báo chí Cách mạng Việt Nam, 100 năm kể từ ngày Báo Thanh Niên, tờ báo cách mạng đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, cất tiếng nói khai sinh nền báo chí của Đảng. Trải qua một thế kỷ, những người làm báo cách mạng đã không ngừng cống hiến, hy sinh, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dịp kỷ niệm trọng đại này, chúng ta hãy cùng nhìn lại những chân dung nhà báo tiêu biểu đã làm rạng danh nền báo chí nước nhà.