Kết quả tìm kiếm cho "dịp Tết 2023"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1330
11 tháng của năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, tăng trưởng so cùng kỳ trên nhiều lĩnh vực. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu duy trì mức tăng trưởng so năm 2023. Qua đó, góp phần hoàn thành các mục tiêu KTXH năm 2024.
Chiều 28/11, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến để sơ kết đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng của năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Ngô Công Thức cùng lãnh đạo các đơn vị, sở, ngành, địa phương tham dự.
11 tháng của năm 2024, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh chủ động tham mưu Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai nhiều biện pháp công tác, kịp thời đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Qua đó, số vụ phạm tội được kiềm chế đáng kể.
Tại lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay, ngoài niềm vui ôn lại truyền thống, thầy và trò Trường Tiểu học “B” thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn) nhân lên niềm tự hào khi đón nhận Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, năm học 2023 - 2024.
Cuối năm, nhiều doanh nghiệp (DN) cần lao động để tăng cường phục vụ sản xuất hàng Tết, trong đó, lao động phổ thông chiếm số lượng lớn.Vì vậy, người lao động (NLĐ) trong tỉnh có nhiều lựa chọn công việc.
10 tháng của năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội huyện An Phú tiếp tục phát triển. Các chỉ tiêu đảm bảo tiến độ, công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người có công luôn được quan tâm thực hiện. Chương trình công tác năm 2024 của UBND huyện An Phú gồm 142 đầu công việc, được giao cho các đơn vị chủ trì thực hiện. Đến nay, 119 đầu công việc đã hoàn thành. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đạt được, như: Tổng giá trị sản xuất theo giá cố định đạt 3.892 tỷ đồng (đạt 91,8% so kế hoạch); doanh số bán lẻ và doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú ước đạt 5.298 tỷ đồng (85,4%). Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân/ha đạt 191 triệu đồng (100%). Tổng sản lượng lương thực ước đạt 235.849 tấn, trong đó lúa 215.312 tấn. Diện tích cây ăn trái là 2.070ha, tăng 22ha so cùng kỳ, chiếm 12% diện tích sản xuất nông nghiệp của huyện. Diện tích thu hoạch được 1.800ha (xoài), giá bán từ 5.500 - 19.000 đồng/kg, năng suất đạt 18 - 22 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 43.800 tấn.
Thời gian qua, Công an huyện An Phú làm tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn, tích cực tham mưu Thường trực Huyện ủy, UBND huyện giải quyết các vấn đề phát sinh, không để bị động, bất ngờ. Nhờ vậy, tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn được kéo giảm hơn 11%.
Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, cấp ủy, chính quyền huyện Phú Tân luôn quan tâm, đẩy mạnh hoạt động thể dục - thể thao (TDTT), bằng cách đa dạng về nội dung, hình thức tập luyện, tổ chức nhiều giải đấu.
Những tháng cuối năm 2024, nhiều doanh nghiệp ở các địa phương phía Nam tích cực sản xuất, kinh doanh, hoàn thành các đơn hàng, nhất là các đơn hàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Thị trường lao động vì vậy tiếp tục ghi nhận nhiều yếu tố tích cực. Tuy nhiên từ nhu cầu tuyển dụng cũng như nguồn cung lao động cho thấy còn nhiều khó khăn cần được tháo gỡ để thị trường lao động phát triển hiệu quả hơn.
Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là nhân tố quan trọng để đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình hội nhập quốc tế cùng với việc thực thi các hiệp định thương mại thế hệ mới đang đặt ra nhiều thách thức đối với tổ chức công đoàn nói chung và công đoàn cơ sở (CĐCS) khu vực ngoài Nhà nước nói riêng.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thị trường hàng hóa 9 tháng của năm 2024 trên địa bàn tỉnh An Giang vẫn giữ nhịp độ tăng so cùng kỳ năm 2023. Để thúc đẩy tiêu dùng nội địa, khôi phục sản xuất, kinh doanh, các cấp, ngành và doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp “kích cầu” tiêu dùng trong những tháng cuối năm.
Nồi luộc bánh chưng là thiết bị hiện đại giúp bạn nấu bánh chưng xanh truyền thống một cách dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Với kiểu dáng đẹp mắt, màu sắc tinh tế và trọng lượng nhẹ, nồi giúp bánh đạt độ dẻo hoàn hảo mà không cần canh chừng lửa như khi sử dụng nồi nhôm hay nồi tôn trên bếp ga. Ngoài ra, nồi còn đa năng, có thể sử dụng để luộc bánh tét và các món ăn truyền thống khác, mang lại sự tiện lợi cho gia đình bạn trong dịp lễ Tết.