Kết quả tìm kiếm cho "du lịch ĐBSCL"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1358
Trưa 26/3, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đã tiếp Đại sứ Israel tại Việt Nam Yaron Mayer đến thăm, chào xã giao.
Là đô thị vùng biên giới với nhiều tiềm năng phát triển du lịch (DL), TX. Tịnh Biên đang tăng cường kêu gọi các nhà đầu tư nhằm hiện thực hóa mục tiêu biến “ngành công nghiệp không khói” thành thế mạnh của địa phương.
Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong lộ trình phát triển, nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, ngành y tế An Giang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào hoạt động quản lý, khám, chữa bệnh (KCB) một cách toàn diện. Điển hình, là việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID đã tạo sự thay đổi tích cực trong các hoạt động của hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở.
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò nền tảng trong quá trình phát triển kinh tế của huyện Châu Phú, với cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch đạt hiệu quả tích cực, từng bước hình thành vùng sản xuất theo các chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực.
Sau một thời gian trầm lắng, thị trường lúa gạo trong nước và thế giới đang có những dấu hiệu ấm dần lên. Giá lúa gạo tại nhiều địa phương bắt đầu tăng nhẹ, nhu cầu xuất khẩu cũng có những tín hiệu tích cực.
Nằm giữa vùng đất ngập nước, rừng tràm Trà Sư là điểm đến du lịch sinh thái nổi tiếng và là “lá phổi xanh” quan trọng của ĐBSCL. Sau vẻ đẹp bình yên ấy là những con người ngày đêm canh giữ, bảo vệ từng tán cây, từng đàn chim, từng dòng nước. Anh Nguyễn Thái Trọng (nhân viên Trạm Quản lý rừng liên huyện Tịnh Biên - Châu Đốc) là một trong số họ.
Tại ĐBSCL, mùa vụ chính của sầu riêng thường rơi vào tháng 3 - 4 âm lịch, trùng vụ thu hoạch của Thái Lan, khiến giá bán giảm do nguồn cung dồi dào. Trong khi đó, nếu chủ động xử lý ra hoa nghịch vụ, thu hoạch vào khoảng tháng 11 âm lịch hoặc sau Tết (tháng 1 - 2 âm lịch), giá sầu riêng có thể cao gấp 1,5 - 2 lần do nguồn cung khan hiếm. Điều này giúp nông dân tối ưu hóa lợi nhuận và góp phần cân bằng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.
“Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ làm phong phú thêm nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ văn hóa thế giới. Với sự chung tay của chính quyền và Nhân dân, di sản này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng, góp phần vào sự thịnh vượng và văn minh của đất nước” – Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính khẳng định tại Lễ nhận bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 19/3.
Tối 19/3 (nhằm 20/2 âm lịch), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh An Giang, Ủy ban quốc gia UNESCO tại Việt Nam đồng chủ trì tổ chức Lễ đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai hội Vía Bà năm 2025.
Vào 4/12/2024, người dân Việt Nam nói chung và người dân An Giang nói riêng đã vỡ òa trong niềm vui và tự hào khi Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những giá trị văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc của lễ hội truyền thống này.
Hôm nay (19/3), Đảng bộ và Nhân dân tỉnh An Giang rộn ràng niềm vui đón bằng UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự kiện mang ý nghĩa sâu sắc, thúc đẩy vị thế của văn hóa Việt Nam trên bản đồ di sản thế giới. Đồng thời, là thành quả của hành trình 7 năm lập hồ sơ cho di sản vô giá này.
An Giang - vùng đất giàu tiềm năng của ĐBSCL, đứng trước cơ hội lớn để bứt phá và đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10% vào năm 2025. Để biến mục tiêu này thành hiện thực, tỉnh cần có sự quyết tâm cao độ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân và doanh nghiệp. Với những giải pháp đồng bộ và hiệu quả, An Giang hoàn toàn có thể hiện thực hóa mục tiêu này, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai.