Kết quả tìm kiếm cho "ký ức chiến thắng"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 734
Họ là những vị tướng, tá từng vào sinh ra tử trong các chiến trường, thắng thua đều có, chứng kiến biết bao đồng đội hy sinh trước ngày non sông độc lập. Trong những đêm khó ngủ, họ luôn thấy đồng đội như thức cùng mình, như thời còn khói lửa, dẫu chiến tranh lùi xa nửa thế kỷ.
Reporte Asia – trang tin điện tử tiếng Tây Ban Nha chuyên cập nhật các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa của châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, vừa đăng tải bài viết dài ca ngợi ý nghĩa vĩ đại của Chiến thắng 30/4/1975, mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam.
Gần ngày 30-4 lịch sử, tại quán bar trên tầng 9 của khách sạn Caravelle Sài Gòn-nơi các hãng thông tấn quốc tế trước đây đặt trụ sở và phát đi những tin tức trên khắp thế giới về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam có một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa.
Những năm 70 của thế kỷ 20 đã ghi dấu ấn đẹp của một thế hệ học sinh-sinh viên Việt Nam với phong trào "Xếp bút nghiên lên đường ra trận." Đây không chỉ là câu chữ của những thanh niên yêu nước, đó còn là ý chí và niềm tin ở ngày mai chiến thắng.
Ngày 30/4/1975, dấu mốc chói lọi trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam - Ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Chiến thắng ấy là kết quả của biết bao hy sinh, không chỉ của những người trực tiếp cầm súng nơi chiến trường ác liệt, mà còn của những lực lượng âm thầm đóng góp phía sau, từ chiến sĩ văn công, nhà báo chiến trường, dân công hỏa tuyến cho đến những người mẹ, người chị nơi hậu phương. 50 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về những ngày đầu đất nước thống nhất vẫn luôn vẹn nguyên trong trái tim của những người từng sống và chứng kiến thời khắc lịch sử ấy.
Thắng lợi 30/4/1975 của Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập và chiến thắng 9/5/1945 của Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc là những cột mốc huy hoàng của nhân loại trong thế kỷ XX.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường chinh, có đóng góp thầm lặng mà vô cùng lớn lao của những người con Phật, trong đó có Ni trưởng Thích nữ Diệu Thông, nguyên mẫu của nhân vật ni cô Huyền Trang trong phim “Biệt động Sài Gòn”.
Trong không khí trang trọng, thiêng liêng của những ngày tháng 4 lịch sử, khi cả dân tộc hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), giai điệu hùng tráng, lạc quan của ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” vang lên như lời hiệu triệu từ trái tim Tổ quốc. Mỗi nốt nhạc, mỗi lời ca thấm đẫm niềm tự hào sâu sắc, khơi dậy trong chúng ta bao cảm xúc bồi hồi, xúc động.
Nếu trẻ em nông thôn được tận hưởng niềm vui trong trẻo chẳng tốn đồng nào với cây trái thiên nhiên sẵn có, thì những người lớn lên giữa thành phố, thị xã hay vùng thị tứ cũng có ký ức đẹp rất riêng khiến họ luôn hoài niệm: Con hẻm nhỏ, công trình kiến trúc xưa, điểm hẹn quen thuộc, món “ruột” một thời…
Ngày 23/4, tại trụ sở 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân đã long trọng tổ chức lễ công bố đợt truyền thông đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Sự kiện được tổ chức đúng vào dịp đồng bào cả nước đang hướng về ngày lễ trọng đại, đánh dấu thời khắc lịch sử mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khi non sông được thu về một mối cách đây tròn nửa thế kỷ.
Sáng 23/4, Chi hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam An Giang 2 tổ chức khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Ký ức Xuân Mậu Thân 1968” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Phương Ngoan.
Tin vui cho Việt Nam khi trong những ngày tháng Tư lịch sử, dọc dài đất nước đang rộn ràng vang lên những bài ca, giai điệu tự hào thì tại Paris (Pháp), Hội đồng Chấp hành UNESCO đã nhất trí ghi danh "Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân" của Việt Nam được công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Vì thế, những bài hát của nhạc sĩ như: "Hò kéo pháo", "Hà Nội-Huế-Sài Gòn", "Quảng Bình quê ta ơi", "Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng", "Tiếng cồng giải phóng, tiếng cồng chiến thắng"... nghe càng thêm giá trị.