Kết quả tìm kiếm cho "kỳ họp HĐND giữa năm"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 940
Gắn bó mật thiết với Nhân dân không chỉ là phương châm hành động, mà còn là động lực để đội ngũ đảng viên ở phường Hà Tiên phát huy vai trò nòng cốt trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Mô hình đảng viên theo dõi, phụ trách hộ gia đình đã giúp nhiều hộ dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào tổ chức Đảng.
Thực hiện chủ trương chính quyền địa phương 2 cấp, xã, phường ngày càng thể hiện rõ vai trò nền móng của chính quyền kiến tạo, điểm tựa của lòng dân. Nơi đây, mọi chủ trương, chính sách được triển khai và đi vào thực tiễn, lan tỏa đến từng người dân, cộng đồng doanh nghiệp.
Ngày 1/7/2025 ghi dấu thời khắc thiêng liêng và trọng đại của dân tộc khi cả nước đồng loạt vận hành chính thức bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố. Quyết định “sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, hướng tới hoàn thiện một nền hành chính quản trị hiện đại, kiến tạo, gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ, để mọi lợi ích thuộc về nhân dân.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận 174-KL/TW ngày 4/7/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
Dư luận những ngày qua cho thấy cuộc cách mạng sắp xếp đơn vị hành chính không đơn thuần là thay đổi về địa giới hay tổ chức cán bộ, mà sâu xa là thay đổi tư duy, nâng cao trình độ, trách nhiệm và đạo đức công vụ.
Phóng viên Báo An Giang đã có cuộc trao đổi với Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Quang Bảo về những nhiệm vụ trọng tâm của ngành sau sáp nhập, trước mắt là thực hiện các khâu còn lại trong công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và sắp xếp, tạo điều kiện cho học sinh là con của cán bộ, công chức, viên chức tỉnh An Giang (trước sáp nhập) đến làm việc tại các địa phương thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang (cũ).
Chiều 3/7, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang tổ chức hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Phóng viên Báo và Phát thanh - Truyền hình An Giang có cuộc trao đổi với đồng chí Trần Quang Bảo - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang về những nhiệm vụ trọng tâm của ngành sau sáp nhập.
Quá trình sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy được tỉnh An Giang thực hiện khẩn trương, đúng tiến độ. Hàng trăm đơn vị hành chính, cơ quan, ban, ngành… được thành lập mới, trên cơ sở sáp nhập các đơn vị cũ của 2 tỉnh. Hàng ngàn cán bộ, công chức, viên chức được nhận quyết định điều động, luân chuyển, bổ nhiệm.
Ngày 1/7, xã Mỹ Hòa Hưng tiến hành kỳ họp HĐND xã khóa XII (nhiệm kỳ 2021 – 2026). Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Mỹ Hòa Hưng Võ Minh Tuấn chủ trì kỳ họp.
Ngày 1/7, các địa phương trên cả nước đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Trong ngày làm việc đầu tiên, bộ máy chính quyền tại xã đã vận hành đồng bộ, hiệu quả.
Ngày 30/6, các địa phương trên cả nước đã đồng loạt công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Chỉ còn vài ngày nữa, tỉnh An Giang (mới) chính thức vận hành, trên cơ sở hợp nhất tỉnh An Giang và Kiên Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Kiên Giang. Hiện, việc bố trí trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, chỗ ở và các điều kiện đảm bảo hoạt động cho tỉnh mới đang được khẩn trương chuẩn bị. Khi việc “an cư” được chu đáo, chắc chắn sẽ “lạc nghiệp” trong giai đoạn mới!