Kết quả tìm kiếm cho "khạp mắm cá chốt"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 71
Cuối mùa nước nổi, hoạt động đánh bắt cá tôm thưa dần. Trên những nẻo đường quê ở An Giang lại rộn ràng mùa làm khô, làm mắm. Có nhà chỉ vỏn vẹn vài rổ trước sân, còn những hộ chuyên làm để kinh doanh thì đầy ắp đủ loại phơi kín lối trước, ngõ sau… dậy lên cái mùi mặn mòi đặc trưng.
Nhịp sống sôi động của mùa nước nổi không chỉ được tìm thấy ở không khí đánh bắt thủy sản ngoài đồng, mà còn rộn ràng ở các khu chợ, dọc đường, bến sông… với cảnh mua bán xôm tụ. Về cuối mùa lũ, các mặt hàng đều rẻ hơn, người dân tranh thủ mua về chế biến các món ăn đặc sắc cho gia đình.
Chiếc vỏ lãi nổ máy chan chát, lướt nhanh trên mặt nước đưa chúng tôi trải nghiệm đánh bắt cá, tôm trên đồng lũ. Khung cảnh khai thác sản vật thật nhộn nhịp, tạo nên bức tranh đa sắc trong mùa nước nổi.
Phần Lan, Thụy Điển và Đức cung cấp giáo dục phổ thông hoàn toàn miễn phí trong khi Ấn Độ và Trung Quốc đang trong lộ trình để hướng tới mục tiêu này.
Lâu không ra Hà Nội, tôi đã tự nấu bún dọc mùng, mọi người ăn đều khen ngon nhưng tôi vẫn thấy khó tìm được hương vị từng thưởng thức trong cái lạnh năm nào.
Truyền nghề và nối nghiệp là câu chuyện của cơ sở mắm Út Nhanh (ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang). Con mắm và nước mắm từng là kế sinh nhai nhỏ lẻ của gia đình vùng quê đầu nguồn. Đến nay, hương vị mặn mòi theo thời gian đã được các thế hệ phát triển thành sản phẩm có thương hiệu trên thị trường.
Hình ảnh mấy chiếc xe đẩy vốn đã quen thuộc hàng ngày với người miền Tây. Còn người xứ khác bắt gặp, họ gọi đó là “chợ di động”. Dù hiện nay siêu thị hay cửa hàng tiện ích nhiều, nhưng xe bán hàng di động vẫn được ủng hộ bởi sự tiện lợi, khi ở chợ bán món gì, các xe di động sẽ đều có đầy đủ và hơn hết là khỏi đi khỏi nhà mà vẫn mua hàng theo ý mình...
Đêm giao thừa, vẫn có bánh tét, có nồi thịt kho đậm mùi Tết cổ truyền. Vẫn có hoa mai vàng rực bên tượng Bác Hồ, mâm ngũ quả vun đầy. Chỉ khác, Tết ở chốt dân quân thường trực biên giới đầy hối hả, nặng gánh lo “thức cho dân vui xuân”.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, nghề làm mắm vẫn tồn tại và phát triển với những bí quyết, công thức được gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ.
Mùa nước nổi, bắt gặp ven đường chỗ nào tụm năm, tụm bảy các bà, các cô quây quần làm cá là biết có chỗ làm mắm. Cảnh quen thuộc đó đang xôm tụ mỗi sáng ở xã biên giới Vĩnh Xương (TX. Tân Châu, tỉnh An Giang), một trong những địa phương ở vùng biên giới đầu nguồn còn khá nhiều cơ sở nấu nước mắm và làm mắm từ cá đồng. Gia vị quen thuộc đã được nâng lên thành hàng hóa, dù không nhãn hiệu, quảng cáo... sản phẩm vẫn được tiêu thụ mạnh nhờ “thương hiệu” truyền thống.
Với tên miền: sanphamangiang.com, sàn giao dịch thương mại điện tử An Giang chính thức vận hành từ đầu tháng 10/2016 đến nay do Sở Công Thương thực hiện, đã có hơn 27.580 lượt truy cập (trung bình gần 2.500 lượt truy cập/tháng). Trang web “Sản phẩm An Giang” đã phát huy hiệu quả, thu hút đông đảo doanh nghiệp (DN) tham gia, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh.
Đến với TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) là đến với thủ phủ mắm. Nơi đây là “thiên đường” dành cho người sành ăn mắm. Mắm được bày bán khắp nơi, đủ chủng loại, giá cả, với số lượng “bao nhiêu cũng có”...