Kết quả tìm kiếm cho "kho chứa nệm mút"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 30
Mâm cỗ phải thịnh soạn, hấp dẫn với đầy đủ màu sắc, như màu xanh của bánh chưng, màu đỏ tươi của xôi gấc, canh măng vàng, đĩa giò lụa hồng hồng… để tạo nên mâm cỗ cổ truyền đậm đà bản sắc Việt.
Khi những cơn gió chướng se se lạnh đi qua, nàng xuân bẽn lẽn trước ngõ mang theo tia nắng ấm áp sưởi cành mai chực chờ, len lén hé nụ đón mùa xuân rộn ràng. Xuân về Tết đến, ở mỗi vùng miền trên đất nước có những phong tục, tập quán đón Tết khác nhau. Khi những cánh mai vàng e thẹn bung nụ, nở xòe lung lay trước gió dưới làn nắng ấm là Tết đã về với vùng đất miền Tây Nam Bộ. Người dân phương Nam đón Tết với nhiều phong tục, tập quán mang đậm hương sắc và đặc trưng của vùng sông nước hữu tình.
Tết năm nào mẹ tôi cũng mua đầy ắp bánh kẹo ở chợ huyện. Thế nhưng kẹo lạc do chính tay bà nội tôi đều đặn nấu mỗi khi xuân về là món tôi nhớ nhất.
Thời gian gần đây, du khách trong và ngoài nước có thể tìm hiểu về những địa điểm ăn uống, món ngon hấp dẫn, văn hóa ẩm thực, các đặc sản độc đáo của An Giang qua các trang mạng xã hội: Facebook, Youtube, TikTok… Điều này góp phần lan tỏa nhanh chóng, thuận tiện và góp phần giới thiệu, quảng bá văn hóa ẩm thực độc đáo địa phương.
Đối với rất nhiều kiều bào người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại các nước châu Phi, Tết Nguyên đán cổ truyền là dịp quây quần, sum họp cùng với cộng đồng người Việt, cùng nhau thưởng thức hương vị Tết quê nhà tại những đất nước xa xôi và để chia sẻ về nỗi nhớ những cái Tết trong tiềm thức.
Mâm cỗ Tết miền Bắc hài hòa giữa những món nước và món khô, giữa thịt và rau; mâm cỗ Tết miền Trung cầu kỳ và tỉ mỉ, còn mâm cỗ Tết miền Nam tuy chế biến đơn giản nhưng cực kỳ mỹ vị.
Ngọc được bố mẹ gửi cho vài cân kiệu tươi. Tranh thủ lúc rảnh, cô sinh viên liền trổ tài làm kiệu lá cuốn chấm mắm ớt, mỗi tháng thu về hơn chục triệu đồng.
An Giang nổi tiếng bởi những di tích văn hóa lịch sử hào hùng, cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng hoang sơ, hùng vĩ. Nơi đây còn hấp dẫn bởi những món ngon dân dã, mộc mạc, độc đáo, mang đậm nét đặc trưng khiến nhiều “tín đồ” yêu ẩm thực gần xa nhớ nhung trong kỳ giãn cách và chờ đợi được thưởng thức ngay khi hết dịch.
Ngày 23 tháng Chạp, trong lúc mọi người đang chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo và tất bật “chở” Tết về nhà, chúng tôi may mắn có chuyến công tác ngược lên biên giới để đến với các tổ, chốt biên phòng. Và chính ở thời điểm này, mới cảm nhận sâu sắc hơn những quyết tâm, sự hy sinh thầm lặng của những chiến sĩ quân hàm xanh. Không mai vàng rực rỡ, không đầy ắp thịt, xôi nhưng tất cả cán bộ, chiến sĩ (CBCS) trên biên giới An Giang đều an tâm tư tưởng và vững tin vào một ngày mai tươi sáng - ngày chiến thắng dịch bệnh COVID-19. Trong hành trang của người lính, đây là một sự trải nghiệm rất lạ: Tết cho mọi người - Tết cho bình yên biên giới và Tết phòng, chống dịch bệnh...
Từ cà na - loại trái cây hoang dã “rụng đầy sông không ai thèm hái”, chị Nguyễn Thị Diễm Kiều, Chủ cơ sở rượu cà na Hòa Kiều (ấp Tân Thành, xã Tân Lập, Tịnh Biên, An Giang) đã chế biến thành loại rượu độc đáo. Món quà quý của vùng quê này đang được tham gia Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang năm 2020.
Tạm rời xa phố thị phồn hoa, ngày Tết chúng tôi hẹn nhau ngao du sơn thủy, tìm đến các điểm du lịch vườn để tận hưởng cảm giác thư thái nhẹ nhàng, không khí trong lành ở những vùng nông thôn. Để trải nghiệm cuộc sống ở chốn đồng quê, tham quan du lịch sinh thái vườn ở cù lao Giêng, cù lao ông Hổ, vùng Bảy Núi... gắn liền với các loại hình biểu diễn nghệ thuật dân gian tại các khu du lịch: đờn ca tài tử, múa lâm thôn, hòa tấu nhạc cụ dân tộc, trò chơi dân gian…; lao động cùng cư dân địa phương theo loại hình home stay…
Dưới đây là những cách đơn giản để bảo quản thực phẩm luôn tươi ngon trong dịp Tết nguyên đán các mẹ nên biết.