Kết quả tìm kiếm cho "làm rẫy thuê"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 208
Những ngày qua, nông dân vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) đang ngóng chờ cơn mưa ghé qua, bởi nắng nóng cháy da cháy thịt đang thiêu đốt đất trời. Với họ, đây là năm “hạn bà chằn” hiếm thấy, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, nhất là tại khu vực phụ thuộc “nước trời”.
Một số nhà vườn ở miền núi vất vả chống chọi đợt hạn hán kéo dài, thời tiết khá cao trong thời gian qua. Nhiều hộ dân ở khu vực núi Dài (huyện Tri Tôn) đối mặt với thiệt hại về kinh tế do thiếu nước, cây trồng mất mùa.
Bám sát các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo của Trung ương và tỉnh, thông tin cho hộ nghèo biết và thực hiện đầy đủ, kịp thời, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) xác định việc đối thoại với hộ nghèo là biện pháp hữu hiệu đầu tiên trước khi triển khai hỗ trợ.
Cả giá lúa và gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục tăng khá.
Xót thương cho hoàn cảnh đau bệnh nhưng không có tiền chữa trị của bà Nguyễn Thị Cẩm Hường (58 tuổi) và ông Nguyễn Văn Đó (56 tuổi) cùng ngụ xã Định Thành (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Từ khi bệnh trở nặng, họ không còn khả năng lao động và cần người chăm sóc, bao nhiêu tiền của cũng “đội nón ra đi”, chưa kể phải vay mượn khắp nơi.
Trưa nắng gắt, Tám Hổ (ấp Vàm Nao, xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) giong chiếc ghe bầu ra cặp bãi bồi sông Vàm Nao đánh lưới thu hoạch cá cơm sông (cá mờm). Từ bao đời nay, dòng Mekong luôn hào phóng, ban tặng nguồn lợi thủy sản phong phú nuôi sống biết bao phận đời xuôi ngược theo con nước lớn ròng.
Trong cao điểm mùa khô năm 2024, lực lượng chức năng và các địa phương có rừng trên địa bàn tỉnh An Giang tập trung nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện, dụng cụ để bảo vệ thành công “lá phổi xanh” qua thời điểm khắc nghiệt nhất trong năm.
Cánh đồng Tà Ngáo (phường An Phú, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) nổi tiếng với biệt danh “thủ phủ” trồng thốt nốt. Người dân thống kê, trên 14.000 cây thốt nốt cổ thụ, mỗi ngày cung cấp thị trường hàng tấn đường thơm ngon.
Lê Trì là xã miền núi, dân tộc và là xã nghèo của huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) có diện tích tự nhiên hơn 2.677ha, dân số hơn 2.000 hộ với 8.204 nhân khẩu. Xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer sinh sống, chiếm hơn 50% dân số toàn xã. Thực hiện chương trình giảm nghèo cho vùng đồng bào DTTS, địa phương đã tích cực triển khai các chính sách để hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận, thụ hưởng, từng bước cải thiện đời sống.
Mùa khô năm nay, dù nắng nóng gay gắt, Chau Tâng (ngụ xã An Cư, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) vẫn yên tâm canh tác trên diện tích 5.000m2 đậu phộng, bởi hiệu quả từ hệ thống Trạm bơm 3/2. Những ai định cư trên “sa mạc trắng” đủ lâu như Chau Tâng, mới hiểu được khát vọng “tắm mát” vùng cao của bao thế hệ người dân Tịnh Biên.
Mô hình “con cá ôm cây lúa” được ông Sáu Sương (59 tuổi, ngụ xã Vĩnh Trung, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) áp dụng trên cánh đồng ven rừng tràm Trà Sư. Với tư duy làm kinh tế nông nghiệp “thuận thiên” góp phần cải thiện môi trường sinh thái, mang lại hiệu quả kép.
Từ đỉnh núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), du khách nhìn xuống con đường bê-tông uốn lượn ngoằn ngoèo, trông như con rắn khổng lồ nằm vắt vẻo bên sườn núi. Chính nơi đây đã “rèn” những tài xế “xe ôm” trở thành “tay lái lụa” đưa rước lữ khách lên, xuống núi mưu sinh.