Kết quả tìm kiếm cho "mật thốt nốt Palmania"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 43
Ngày 17/12, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh An Giang cho biết, tại Lễ Tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023 và khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, do Bộ Công Thương tổ chức, doanh nghiệp An Giang có 2 sản phẩm được tôn vinh trong số 173 sản phẩm khắp cả nước.
Dù điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nhưng huyện miền núi Tri Tôn (tỉnh An Giang) có lợi thế lớn về nông nghiệp, khai thác du lịch (DL) dựa vào thắng cảnh tự nhiên, văn hóa truyền thống, ẩm thực đặc sắc. Huyện có nhiều sản phẩm nông nghiệp tiềm năng phát triển thành sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) gắn với DL.
Ngày 10/8, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt I/2023.
Được xác định là năm sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, Tri Tôn (tỉnh An Giang) quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2023, tạo cơ sở thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong đó, việc triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) sẽ tạo động lực phát triển mới cho huyện miền núi, biên giới, dân tộc, tôn giáo này.
Ngày 22/6, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn công tác của trường đến làm việc với UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) về triển khai Dự án mô hình hợp tác phát triển sản phẩm từ cây thốt nốt trên địa bàn huyện. Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Trần Minh Giang chủ trì tiếp và làm việc với đoàn.
Để được cấp chứng nhận OCOP cấp tỉnh (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm phải trải qua quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng theo quy định. Khi được gắn logo OCOP, sản phẩm hiển nhiên trở thành món quà quê “uy tín”. Liên kết tốt trong xúc tiến thị trường sẽ tạo điều kiện thúc đẩy chương trình OCOP phát triển.
Khi lồng ghép tổ chức giữa biểu diễn dù lượn, máy bay mô hình quen thuộc với thả diều nghệ thuật, giới thiệu các gian hàng đặc sản thì lợi thế Phụng Hoàng Sơn và đồi Tà Pạ càng thêm được phát huy. Tri Tôn trở nên thu hút khách du lịch (DL) cũng nhờ những cách làm sáng tạo.
Sáng 30/4, UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tổ chức lễ khai mạc các hoạt động chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng… đã đến dự.
Sáng 23/4, UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Ngày 20/4, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) Trần Minh Giang đã chủ trì làm việc với các ngành, UBND thị trấn Tri Tôn và UBND xã Núi Tô để kiểm tra công tác chuẩn bị cho chuỗi sự kiện chào mừng mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), 137 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5).
Tận dụng vẻ đẹp tự nhiên, lợi thế đặc biệt của dãy Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô), huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tập trung đầu tư cơ sở vật chất, phát triển những loại hình du lịch - thể thao đặc thù mà nơi khác không có được. Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lần đầu tiên các loại hình dù lượn, diều lượn, thả diều nghệ thuật, lễ hội ẩm thực và văn nghệ Khmer đặc sắc cùng hội tụ ở Tri Tôn để phục vụ du khách, hứa hẹn rất hấp dẫn.
Ngày 31/3, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm cho biết, huyện đã làm việc, thống nhất với Công ty TNHH MTV Diều thể thao Việt Nam, Hội Dù lượn thể thao TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang về tổ chức các chuỗi sự kiện lớn trong dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5.