Kết quả tìm kiếm cho "nền văn minh nông nghiệp cổ xưa"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 631
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Tân đã chủ động tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân phát huy vai trò làm chủ thể, đóng góp thực hiện các công trình “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Bê-tông hóa đường khu dân cư, đường nội đồng là một trong những điểm sáng về huy động sức dân tham gia.
Nhắc đến “xóm lưỡi câu” (khóm Tây Khánh 8, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên), người ta nhớ ngay đến cái xóm nằm bên dòng Long Xuyên, dài chừng 1km, nhà nào cũng làm lưỡi câu. Nửa thế kỷ nhộn nhịp, tưng bừng, ồn ã tiếng máy móc và rủng rỉnh thu nhập, “xóm lưỡi câu” trở thành làng nghề tiểu thủ công nghiệp được UBND tỉnh công nhận. Vậy mà, giờ đây tiếng máy dần thưa thớt, lạc lõng bởi con nước cạn. Người dân chẳng muốn bỏ nghề, nhưng phải đi tìm công việc khác. Nỗi buồn ấy sao mà đắng đót, chênh vênh!
Vượt lên những định kiến về mô hình hợp tác xã lạc hậu, manh mún, kể từ khi Luật Hợp tác xã 2012 đi vào thực tiễn, nhiều mô hình mới với cách làm hay đã “lột xác” để phát triển. Nhờ vậy, các sản phẩm của hợp tác xã đã đến gần hơn với người tiêu dùng cả nước, thậm chí còn xuất khẩu.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28-10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).
Đó là hoàn cảnh đầy khó khăn của bà Huỳnh Thị Điều (64 tuổi) và các cháu nội (ngụ ấp Cần Thạnh, xã Cần Đăng, Châu Thành), khi bà tuổi cao sức yếu mà phải bán vé số mưu sinh, gồng gánh nuôi các cháu nhỏ.
Người dân An Giang có câu: “Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là thời điểm nước lũ về tràn ngập ruộng đồng, để cùng nhắc nhau sớm thu hoạch nông sản, hoa màu nếu không sẽ gây thiệt hại. Nhưng năm nay, đã hết tháng 8 mà nước lũ vẫn còn thấp hơn so với các năm trước.
Niềm tin chính trị là yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động chính trị. Niềm tin chính trị được hình thành và củng cố dựa trên cơ sở tri thức khoa học cùng với tình cảm và lý tưởng chính trị.
Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, cuộc sống nhiều khó khăn, nhưng vợ chồng ông Chau Chên (ấp Tô Lợi, xã Cô Tô, Tri Tôn) vẫn hết lòng chăm lo cho các con học hành. Gia đình ông Chau Chên được xem là điểm sáng trong việc xây dựng gia đình hiếu học, tạo được sức lan tỏa và là tấm gương cho nhiều hộ dân, đặc biệt là trong cộng đồng bà con dân tộc thiểu số Khmer ở địa phương.
Những ngày tháng 8 bao giờ cũng đong đầy cảm xúc đối với những ai sinh ra và lớn lên trên mảnh đất An Giang, bởi tất cả dường như đang nhớ về người con ưu tú của quê hương này: Bác Tôn! Hai tiếng gọi thiêng liêng ấy như thôi thúc tôi trở về với Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên) để lắng nghe tình đất, tình người An Giang hôm nay thành kính gửi đến Người với tấm lòng biết ơn sâu sắc!
Khi con nước ngoài sông Hậu, sông Tiền chuyển dần sang màu đỏ của phù sa cũng là lúc các hoạt động du lịch (DL) mùa nước nổi tại An Giang sôi động hẳn lên. Đến với An Giang vào thời điểm con nước tràn đồng, du khách sẽ được tận hưởng loại hình DL sinh thái rất đặc thù, mang đậm chất văn hóa của sông nước miền Tây Nam Bộ.
“Long Xuyên nước ngọt gió hiền/ Tàu xuôi Nam Hải ngược miền Nam Vang/ Thương hồ chiếc dọc chiếc ngang/ Tiếng rao lảnh lót nhịp nhàng chèo khua…”. Nằm bên bờ sông Hậu, TP. Long Xuyên ôm thêm con sông Long Xuyên trong lòng. Con sông trở mình chia thành nhiều nhánh, nhiều dòng chảy, làm mềm mại nỗi niềm nhớ quê của người xa xứ. Trở lại nguồn gốc xa xưa, nó chính là kênh Thoại Hà, con kênh đào sớm nhất ở Nam Bộ.
Căn bệnh viêm đốt sống lưng đến bất ngờ làm một người đàn ông vốn khỏe mạnh như anh Trương Hữu Thoại (45 tuổi, ngụ tổ 1, ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch, Thoại Sơn) trở nên suy kiệt và liệt 2 chân. Căn bệnh đang ngày càng diễn biến xấu hơn trong khi gia đình của anh Thoại quá nghèo khó, không thể đưa anh đi chạy chữa.