Kết quả tìm kiếm cho "nhọc nhằn mưu sinh"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 154
Không biết từ thuở nào, xe lôi đạp có tên là “xe vua”. Ngỡ đâu, loại xe này đã “thất truyền” trong thời buổi xe gắn máy, xe ôtô phổ biến. Nhưng ở vùng đất du lịch Châu Đốc (tỉnh An Giang), “xe vua” nhan nhản khắp nơi, xuất hiện ở từng con đường, tạo nên nét đặc trưng hiếm có.
Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương y phải như từ mẫu”, 70 năm qua, ngành y tế An Giang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ, và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Bước vào kỷ nguyên mới, trong bối cảnh đổi mới, đòi hỏi ngành y tế có giải pháp, chiến lược phát triển, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), nâng tầm chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Nhiều lần gặp lại hình ảnh “bác tài” gồng mình chở khách, chở hàng trên chiếc xe lôi đạp, tôi có chút bồi hồi cho cái nghề quá vãng. Rồi đây, xe lôi đạp liệu có còn xuất hiện trên phố xá đông vui, khi xã hội đang ở thời hiện đại với đủ thứ phương tiện giao thông?
Cận Tết, người dân tất bật mua sắm, trang hoàng nhà cửa, đoàn viên sum họp cùng gia đình, để đón năm mới. Thời gian này cũng là cơ hội tốt nhất trong năm để người lao động nỗ lực “cày” kiếm tiền mua sắm, sửa sang nhà cửa đón Tết cổ truyền của dân tộc thêm đủ đầy…
Hàng năm, giáo dân trong tỉnh tạm gác mọi lo toan của cuộc sống, trang trí nhà cửa, đường đi, đặc biệt nhiều người chung tay, góp sức làm hang đá để đón Giáng sinh...
Trên cánh đồng ven kênh Vĩnh Tế, vùng trũng nhất mực nước chỉ còn ngang gối, nông dân rục rịch chuẩn bị làm đất sạ lúa đông xuân. Đây chính là thời điểm bà con khai thác nguồn cá đồng cuối mùa lũ rôm rả để làm khô, mắm bán trong dịp Tết.
Hát trống quân là loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều nét độc đáo, từ xa xưa đã trở thành nét đẹp văn hóa, niềm tự hào của người dân trên mảnh đất "xứ nhãn" - Hưng Yên.
Những ngày này, từ cánh đồng chân núi Ba Thê hay xã Vọng Đông (huyện Thoại Sơn) đến mảnh ruộng trải dài bạt ngàn cặp bờ kênh xã Tân Tuyến (huyện Tri Tôn) đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp không khí cười nói rôm rả của nông dân và thương lái.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ, kiên gan nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra công trình kỳ vĩ trên vùng Tây Nam biên viễn vào đầu thế kỷ XIX. Kênh Vĩnh Tế đánh dấu thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên đồn điền, làng xóm; như chiến hào khổng lồ bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Đúng như vua Minh Mạng đã nói: “Thực là quan yếu cho quốc kế biên trù”, “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”.
Nhận thức công tác xã hội - từ thiện là việc làm thiết thực để học tập và làm theo Bác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, ông Phạm Văn Si (sinh năm 1972, ngụ ấp Bình Phú 1, xã Phú Bình, huyện Phú Tân) luôn tích cực với hoạt động nhân văn này.
Với vùng đất đầu nguồn chín nhánh Cửu Long, mùa nước nổi là sự tuần hoàn của đất trời, là người bạn “thâm niên” đi cùng bao thế hệ người dân châu thổ. Dù hiện nay có phần “đổi tính” nhưng mùa nước nổi vẫn là nguồn sống của dân câu lưới, vẫn mang trong mình nét đẹp chân chất pha chút mộng mơ, hoài niệm của miền Tây.