Kết quả tìm kiếm cho "nuôi ốc bươu đồng"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 55
Với ưu điểm dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, không đòi hỏi nhiều diện tích mặt nước, mô hình nuôi ốc bươu đen được nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai, nhân rộng. Bước đầu, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khả quan, giúp nông dân cải thiện cuộc sống.
Quê tôi trước đây làm lúa 2 vụ, đông xuân và hè thu. Vụ đông xuân được gieo sạ khi mùa nước nổi vừa kết thúc, nghĩa là khoảng tháng 11 (âm lịch). Sau hơn 3 tháng, người ta bắt đầu thu hoạch lúa. Do vừa được tắm táp phù sa suốt mùa nước nổi, nên vụ đông xuân lúa thường trúng mùa, mà thu hoạch cũng khỏe, vì ngay thời điểm sau Tết, tiết trời nắng ráo.
Với mục tiêu chủ động cung cấp con giống cho người nuôi ốc trên địa bàn, thử nghiệm sinh sản nhân tạo và hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật sinh sản nhân tạo ốc phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, Trạm Khuyến nông huyện Châu Phú đã xây dựng và triển khai mô hình “Sản xuất giống ốc bươu đồng”, góp phần tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế cho nông dân.
Thời kỳ chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, dịch hại trên cây trồng, dịch bệnh trên vật nuôi dễ phát sinh. Đây là thời điểm cần tập trung bảo vệ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo tốc độ tăng trưởng năm 2023.
Phong trào “Đồng hành cùng thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp” trên địa bàn huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) được triển khai rộng khắp, thu hút đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia. Huyện đoàn Châu Thành triển khai nhiều hoạt động tư vấn, định hướng, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, kết nối tiêu thụ sản phẩm cho ĐVTN tham gia khởi nghiệp.
Không độc canh cây trồng nào, nông dân ở nhiều địa phương đã chọn phương án trồng xen canh trên cùng diện tích vườn canh tác và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trên giúp các nhà vườn hạn chế rủi ro trước tình trạng “được mùa, mất giá”. Từ lựa chọn đúng, nhiều nông dân nâng cao được thu nhập...
Thời gian qua, các mặt hàng ốc thịt, ốc chả rất hút hàng, do vậy bà con ở vùng biên giới (huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã mạnh dạn thu gom ốc đồng, rồi thuê nhân công lể ốc thành phẩm. Nghề lể ốc có việc làm quanh năm, giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định, thoát cảnh “ly hương” lên phố thị mưu sinh.
Những ngày này, sản vật thiên nhiên miền sông nước được bày bán nhiều ở các chợ trung tâm TP. Long Xuyên. Tuy không xôm tụ như những tháng mùa nước nổi, nhưng giúp nhiều người dân trang trải được cuộc sống. Với các bà nội trợ, đây là những món ăn ngon trong bữa cơm hàng ngày, giá cả phải chăng.
Nước lũ dâng cao, người dân xóm kênh Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) vui mừng khấp khởi, vì được thiên nhiên hào phóng ban tặng nhiều nguồn lợi thủy sản. Ngoài chuyện khai thác cá, tôm, những nông dân “chân đất” nơi đây còn “kiêm” thêm nghề cào ốc đồng “mi-ni”, kiếm thêm thu nhập trong mùa nước nổi.
Với việc thành lập những câu lạc bộ (CLB) nghề nghiệp, sở thích, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) ở các địa phương có thêm nhiều cơ hội phát triển kinh tế, tận dụng lợi thế nông nghiệp để khởi nghiệp từ nhiều mô hình triển vọng.
Mùa nước lên trở thành mùa vui đánh bắt “của trời cho”, đã và đang về đến đồng bằng. Cuộc sống nhờ vậy thêm phần nhộn nhịp, rôm rả, nhất là trên những cánh đồng. Mọi người rủ nhau tìm con cá, con cua. Có người kiếm thêm thu nhập, cũng có người tham gia cho vui, ôn lại một phần tuổi thơ lớn lên ở vùng sông nước.
Tận dụng diện tích ao trong vườn cây ăn trái để nuôi ốc bươu đen, anh Nguyễn Minh Trăng (phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) có thêm nguồn thu nhập ổn định từ việc bán ốc thương phẩm và ốc giống.