Kết quả tìm kiếm cho "nuôi trùn quế"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 43
Từ 1ha trồng bưởi, gia đình bà Lê Thị Do (thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) tận dụng khu vườn và cả số bưởi non được tỉa bỏ bớt trong quá trình chăm sóc cây bưởi để tạo thêm mô hình phát triển kinh tế, giúp tăng nguồn thu cho gia đình.
Chăn nuôi an toàn sinh học giúp kiểm soát được dịch bệnh, phù hợp với phát triển chăn nuôi hiện đại. Bằng việc hạn chế sử dụng kháng sinh, tiết kiệm chi phí, mô hình giúp người nuôi thu được lợi nhuận, người tiêu dùng có được sản phẩm an toàn cho sức khỏe.
Từng là thú vui của bao thế hệ trẻ nhỏ ngày xưa, con cá lia thia bé xíu chỉ nhỉnh hơn ngón tay nhưng có sức hút mê mẩn. Bây giờ tìm cá lia thia đồng khá hiếm. Thay vào đó, đã có nhiều người nuôi, ép giống, tạo ra những dòng cá mới, với màu sắc đẹp, dễ thích nghi môi trường.
Sản xuất nông nghiệp tại nhiều tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo hướng kinh tế tuần hoàn. Đây là hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, cần được nghiên cứu, đánh giá hiệu quả để nhân rộng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường, chị Châu Thị Nương (thành viên của Hợp tác xã nông nghiệp Tà Đảnh, huyện Tri Tôn) lên ý tưởng phát triển mô hình trồng nấm mối đen từ nguồn nguyên liệu rơm rạ sẵn có ở địa phương. Đến nay, không chỉ cung ứng sản phẩm nấm mối tươi mang thương hiệu “Nấm mối nàng Nương” ra thị trường, chị còn cung cấp phôi và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân có nhu cầu phát triển mô hình đầy tiềm năng này.
Nhạy bén khai thác cảnh quan vườn cây ăn trái, nông dân Nguyễn Văn Tơm (khóm Vĩnh Phú, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển vườn du lịch (DL) sinh thái, đáp ứng nhu cầu khách tham quan, góp phần tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế vườn theo hướng bền vững.
Nông nghiệp tuần hoàn dường như là khái niệm khá mới mẻ với nhiều người, nhưng thực tế, đây là quá trình sản xuất nông nghiệp theo chu trình khép kín, chất thải và phế phụ phẩm của quá trình này là đầu vào của quá trình khác thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý.
Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi luôn được các cấp Hội Nông dân huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) triển khai sâu rộng. Qua đó, tạo không khí thi đua sôi nổi, cổ vũ tinh thần, ý chí, nghị lực của nông dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Những mô hình nông nghiệp với các tiêu chí là tận dụng diện tích đất trống xung quanh nhà, các mô hình chăn nuôi sinh học, rau màu hữu cơ… được xem là phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp ở các vùng ven đô thị ở TP. Long Xuyên. Với cách làm này, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa giúp nông dân tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất.
Bỏ qua vất vả, ồn ào của công việc, cuộc sống hàng ngày, những cư dân thành thị xem bữa cơm gia đình là thời điểm mang lại niềm vui, ấm áp. Đáp ứng nhu cầu cho bữa cơm ngon, chất lượng, một số người trẻ lên ý tưởng và cho ra đời vườn rau xanh mướt, được trồng trong nhà màng hoặc dựa vào hệ sinh thái tự nhiên, không sử dụng phân bón, thuốc hóa học.
Chương trình cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm đã phát huy hiệu quả tích cực, tạo việc làm cho lao động, giúp nhiều hộ gia đình mở rộng và phát triển sản xuất - kinh doanh. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động.
Lươn đánh bắt ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, những năm gần đây, nhiều mô hình nuôi lươn không bùn được nông dân áp dụng. Trong đó, mô hình nuôi lươn không bùn của chị Hồ Thị Đào tại khu phố 2, phường 1, thành phố Tây Ninh (Tây Ninh) cho nhiều kết quả tích cực, lợi nhuận cao.