Kết quả tìm kiếm cho "rộn ràng đón Tết"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 375
Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho đồng bào dân tộc thiểu số Khmer đón Tết cổ truyền, tối 13/4 (đêm giao thừa Tết Chol Chnam Thmay), tại quảng trường Thái Quốc Hùng (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thanh huyện Tri Tôn tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng Tết Chol Chnam Thmay năm 2024.
Mấy ngày này, hầu như chùa Phật giáo Nam tông Khmer nào trong tỉnh An Giang cũng rộn ràng sắc màu, tiếng nhạc đặc trưng ngày Tết Chol Chnam Thmay.
Ngày 13/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) chọn Trường Mẫu giáo Núi Tô tổ chức sinh hoạt chuyên đề, trao đổi học tập kinh nghiệm về “Công tác xã hội hóa xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học”, kết hợp tổ chức Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay năm 2024. Tham gia chương trình có đại diện ban giám hiệu và giáo viên của 15 trường mẫu giáo, mầm non trên địa bàn huyện.
Những năm gần đây, đời sống của đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang không ngừng khởi sắc. Các chính sách hỗ trợ của Đảng, nhà nước về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt… đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer phát triển, giảm tỷ lệ hộ nghèo đáng kể.
Kho tàng văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer rất phong phú, đặc sắc, được gìn giữ đến ngày nay một phần nhờ cộng đồng và những cá nhân tâm huyết. Các ngày hội lớn, lễ cúng, cưới hỏi… là không gian để các giá trị bản sắc được duy trì và lan tỏa.
Văn hóa đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer vùng Bảy Núi (An Giang) còn mang tính cộng đồng rất đậm nét. Vì thế, trong mỗi dịp lễ quan trọng, quy mô từ gia đình đến cả phum sóc đều chung không khí nhộn nhịp, rộn ràng.
Khi nhỏ, ta ít để ý đến hai chữ quê hương, vì nó đã có sẵn trên mỗi bước chân, trong từng hơi thở, rất tự nhiên. Phải khi lớn lên, vì hoàn cảnh cụ thể nào đó phải rời đi, ý thức về quê hương mới trỗi dậy trong ta
Ngày 27/2, có 26 tỉnh, thành phố tổ chức lễ giao nhận quân, cụ thể là: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng (thuộc Quân khu 7); Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau (thuộc Quân khu 9) và 5 tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La (thuộc Quân khu 2).
Sau những ngày vui tươi, rộn ràng của Tết Nguyên đán, người ta có xu hướng tìm đến chốn linh thiêng để gửi gắm mong ước tốt lành cho năm mới. Mỗi người một câu chuyện đời riêng, nhưng vẫn gặp nhau ở niềm tin vào các đấng siêu nhiên, vào sự an yên của chốn cửa thiềng.
Sau Tết là đến thời điểm rộn ràng của các lễ hội tháng Giêng ở các miền quê. Hằng năm, cả nước có khoảng 9.000 lễ hội lớn, nhỏ rải khắp mọi miền Tổ quốc, và hầu hết diễn ra vào mùa xuân, trong đó tháng Giêng có nhiều lễ hội nhất.
Chùa Phật nhỏ nằm trên vồ Bà Cửu, thuộc khu vực núi Cấm (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Với độ cao vài trăm mét, khí hậu se lạnh rất dễ chịu, khi đặt chân tới đây, du khách sẽ được hòa mình vào không gian yên bình, mát mẻ, tâm hồn trở nên sâu lắng hơn.
Những ngày này, trên cánh đồng Đắk Huýt, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (Đắk Nông), người dân tích cực thăm đồng, chăm lúa đông xuân. Qua đó, giúp những thửa ruộng nơi vùng biên thêm xanh.