Kết quả tìm kiếm cho "trà mãng cầu xiêm"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 55
Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng, sau 4 năm, anh Hồ Thanh Nam (sinh năm 1991, ngụ ấp Hòa Phú, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đã thành công với 2 sản phẩm được phân hạng, đánh giá đạt chuẩn OCOP 3 sao (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), gồm: Trà mãng cầu và cóc non sấy dẻo.
Khi những cơn gió chướng se se lạnh đi qua, nàng xuân bẽn lẽn trước ngõ mang theo tia nắng ấm áp sưởi cành mai chực chờ, len lén hé nụ đón mùa xuân rộn ràng. Xuân về Tết đến, ở mỗi vùng miền trên đất nước có những phong tục, tập quán đón Tết khác nhau. Khi những cánh mai vàng e thẹn bung nụ, nở xòe lung lay trước gió dưới làn nắng ấm là Tết đã về với vùng đất miền Tây Nam Bộ. Người dân phương Nam đón Tết với nhiều phong tục, tập quán mang đậm hương sắc và đặc trưng của vùng sông nước hữu tình.
Trong quá trình khai hoang mở cõi, Thống chế khâm sai thượng đạo đại tướng quân Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) được xem là người có những đóng góp to lớn trong quá trình bình định, mở mang cương thổ vào thời nhà Nguyễn. Ông không chỉ là một danh thần kiệt xuất, mà còn là một doanh điền xuất sắc, với những công trình mang tính chiến lược.
Nằm ở hạ nguồn sông Mekong, thượng nguồn dòng Cửu Long, giáp Vương quốc Campuchia, An Giang là tỉnh có địa chính trị, địa kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh quan trọng. Với bề dày lịch sử, văn hóa, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, trải qua 190 năm hình thành và phát triển (1832-2022), qua nhiều thăng trầm lịch sử, các thế hệ lãnh đạo và nhân dân An Giang luôn phát huy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng đổi mới, sáng tạo, xây dựng tỉnh biên giới Tây Nam Tổ quốc ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Trong bối cảnh nhiều ngành nghề gặp khó khăn trong phát triển sản xuất, một số cá nhân đã chuyển hướng sang lựa chọn kinh doanh dịch vụ ăn uống. Từ đó, càng tạo nên sự phong phú cho ẩm thực địa phương, góp phần thúc đẩy tiêu dùng của người dân những tháng cuối năm.
Là xã thuần nông của huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) Tà Đảnh đang tập trung khai thác lợi thế nông nghiệp để tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. Trong đó, đẩy mạnh liên kết sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị bền vững trong nông nghiệp là những ưu tiên hàng đầu.
Nâng loại trái có giá trị kinh tế thấp lên hàng thương phẩm bằng cách chế biến thành trà thơm là cố gắng đáng quý của chị Lâm Thị Thảo Nhi (sinh năm 1994, ngụ ấp Tân Phú, xã Mỹ Phú Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Chị Nhi dành nhiều tâm huyết mang hương vị trà mãng cầu đến gần hơn với người tiêu dùng.
Với sự tham gia của 18 tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam, cùng 54 đơn vị trong tỉnh, Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang - Đặc sản các vùng miền năm 2022 (gọi tắt là Ngày hội mắm Châu Đốc) là nơi tụ họp nhiều sản vật nổi tiếng cả nước. Cùng với đó là nét văn hóa đặc sắc từ dân tộc các vùng, miền, hứa hẹn là điểm đến thú vị cho du khách gần xa.
Là địa phương cửa ngõ của huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), xã Tà Đảnh quyết tâm thực hiện đạt và giữ vững xã nông thôn mới (NTM) nâng cao. Qua đó, tạo động lực để các xã ở huyện Tri Tôn cùng vươn lên xây dựng NTM.
Trên hành trình 190 năm thành lập và phát triển (1832-2022), tỉnh An Giang đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử. Trong đó, có những mốc son đáng nhớ, trở thành niềm tự hào để những thế hệ hôm nay và mai sau không ngừng nỗ lực, phấn đấu, đưa vùng đất An Giang phát triển xứng tầm với công sức đóng góp, vun bồi của những bậc tiền nhân.
Với lợi thế bức xạ nhiệt cao, tiềm năng nguồn năng lượng tái tạo lớn, nếu kết hợp linh hoạt nguồn năng lượng mặt trời vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả mang lại cho nông nghiệp An Giang là rất lớn.
Trong giai đoạn 2018 – 2020, tỉnh Hải Dương đã chuyển đổi 1.100ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm và 1.500ha trồng cây lâu năm. Với việc chuyển đổi hiệu quả, giá trị kinh tế mà nông dân thu được từ các sản phẩm nông sản đạt hàng trăm triệu đồng/ha/năm.