Kết quả tìm kiếm cho "trẻ em gái Khmer"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 31
Huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) hiện có tổng dân số trên 117.600 người, tỷ suất sinh là 16,65%/năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,03%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 8,5%. Để góp phần thực hiện đạt chỉ tiêu công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) năm 2022, UBND huyện Tri Tôn đã huy động các cấp, các ban, ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ tại xã có mức sinh cao, xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy An Giang và Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về việc hoàn tất thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp nhà nước cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang nhân kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh. Để việc đề nghị khen thưởng đảm bảo công khai, minh bạch, chính xác theo quy định, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh lấy ý kiến của nhân dân “Dự thảo báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh” cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang nhân kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang.
Từ khi còn là sinh viên năm nhất, cô gái trẻ Châu Nguyễn Phi Oanh (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã có ý tưởng kinh doanh những món ăn đặc sản của quê, do chính gia đình làm ra. Nghĩ là làm, Phi Oanh mang bánh canh bột xắt, bò viên, các sản phẩm từ cây thốt nốt, như: Trái tươi, bánh bò thốt nốt… từ quê lên chào bán cho người phố thị.
Sau thời gian dài chỉ bán mang về, từ ngày 20-12, hàng quán kinh doanh ăn uống trên địa bàn tỉnh An Giang được phép phục vụ tại quán (ngoại trừ bia, rượu) với quy mô 50% công suất và đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19. Ghi nhận ở các địa phương, người dân chấp hành quy định, thực hiện thông điệp “5K”, đảm bảo khoảng cách an toàn, không chủ quan trước dịch bệnh...
Ngày 28-9, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) Cao Quang Liêm đã đến thăm, chúc thọ cụ Đỗ Thị Nghiệm (ngụ xã Châu Lăng) và cụ Néang Kên (ngụ thị trấn Tri Tôn). Cả 2 cụ đều đã 101 tuổi.
Nói đến TX. Tân Châu (An Giang), người dân cả nước không chỉ biết đến là vùng biên giới có thương mại – dịch vụ phát triển mà nơi đây còn nổi tiếng là điểm đến du lịch (DL) kỳ thú ở miền cực Nam Tổ quốc. Đến Tân Châu, ngoài thăm làng lụa, làng lúa, làng hoa, du khách còn có dịp đến làng Chăm thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương, tìm hiểu văn hóa lịch sử của một vùng đất, thăm “Thủ phủ” cá tra, nơi sản xuất con giống cung cấp cho cả nước, trải nghiệm DL sông nước miệt vườn và ngắm nhìn thiên nhiên kỳ thú.
Bước vào tháng 7 (âm lịch), gian hàng bánh trung thu được dựng lên ở các tuyến đường nội ô. Trẻ con phố thị nhìn thấy “dấu hiệu” ấy, biết mùa Trung thu gần kề. Nhưng đối với đám trẻ ở làng quê, phum sóc, Trung thu là cái gì đó rất xa xôi. Vậy nên, người lớn phải mang không khí “trăng rằm tháng tám” về thật gần, để các em ghi vào ký ức của mình.
5 cậu bé “con nuôi”, mỗi đứa một tính cách, một hoàn cảnh rất đặc biệt. Điểm chung duy nhất giữa các bé chính là được các Đồn Biên phòng trong tỉnh nhận làm con nuôi từ tháng 9-2019, được sống trong doanh trại, được yêu thương, chăm sóc đủ đầy.
Là 1 trong những sản phẩm được cấp chứng nhận Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang đợt đầu tiên, sản phẩm đường thốt nốt sệt Palmania của Công ty Cổ phần Palmania (Tri Tôn) có nhiều cơ hội chinh phục thị trường trong và ngoài nước. Quan trọng hơn, sản phẩm còn giúp nâng cao giá trị đặc sản thốt nốt Bảy Núi và tạo thêm việc làm cho lao động Khmer.
Con đường nhỏ chạy dưới bóng mát của những cây thốt nốt già nua dẫn tôi vào ngôi chùa cũ kỹ hằn dấu rêu phong. Trong khung cảnh êm ả, thanh bình của buổi trưa hè, tôi lắng nghe câu chuyện lịch sử bi tráng của ngôi cổ tự mà nỗi đau đã gắn cùng tên gọi: chùa “B.52”!
Chẳng biết khi nào, Tết Nguyên đán của người Việt lại thấm sâu, giao hòa với văn hóa của người Khmer vùng Bảy Núi. Để từ đó, bên cạnh các ngày lễ, Tết truyền thống của mình, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer ở An Giang lại chung niềm hân hoan khi những nụ mai vàng lấp ló trên cành báo hiệu mùa xuân mới đã về.
Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi có dịp gặp gỡ nhiều đảng viên người dân tộc thiểu số tiêu biểu. Dù khác nhau về dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, công việc…, nhưng họ đều cùng có một điểm chung: luôn làm tròn trách nhiệm của người đảng viên, mang Đảng ngày càng đến gần đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở quê mình. Họ tự hào vì họ là đảng viên, còn chúng tôi tự hào vì Đảng có họ.