Kết quả tìm kiếm cho "vaccine 5 trong 1"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 3538
Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong lộ trình phát triển, nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, ngành y tế An Giang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào hoạt động quản lý, khám, chữa bệnh (KCB) một cách toàn diện. Điển hình, là việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID đã tạo sự thay đổi tích cực trong các hoạt động của hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở.
Bộ Y tế đã ban hành công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; các Viện Pasteur về việc thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng chống bệnh sởi.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn tiếp tục thực hiện giám sát phát hiện bệnh nhân tại cơ sở y tế được phân cấp và tại cộng đồng, để kịp thời điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch, không để dịch lây lan rộng; tổ chức hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc; khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định.
Tại hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi, ngày 19/3, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Lê Thị Hoài Chung đề nghị các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm quan điểm quyết tâm, quyết liệt với ba mục tiêu, tăng tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng, đảm bảo ít nhất 95% đối tượng phải được tiêm; triển khai tiêm chủng an toàn; đảm bảo chậm nhất đến ngày 31/3 phải hoàn thành kế hoạch đề ra; khống chế và điều trị dịch bệnh, ngăn chặn lây nhiễm chéo nếu dịch sởi bùng phát.
90% người chưa có miễn dịch sẽ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi. Trung bình 1 người mắc bệnh có thể lây cho 12-18 người khác.
Dịch bệnh Sởi đang tiếp tục diễn biến phức tạp, một số địa phương vẫn ghi nhận số ca mắc cao. Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi; kết thúc chiến dịch chậm nhất trong ngày 31 tháng 3 năm 2025.
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra, là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt là vào mùa đông xuân. Bệnh cúm mùa có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, thậm chí dẫn đến biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện một chủng virus corona mới từ loài dơi, có khả năng xâm nhập tế bào con người thông qua cùng một protein bề mặt tế bào như cách virus SARS-CoV-2 (gây bệnh COVID-19) đã hoạt động.
Ngày 16/2, Bộ trưởng Bộ Y tế Thái Lan Somsak Thepsuthin cho biết chỉ tính đến thời điểm hiện tại của năm 2025, nước này đã ghi nhận tổng cộng gần 100.000 trường hợp mắc cúm và 9 trường hợp tử vong.
Ngày 15/2, Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước xác nhận bệnh nhi Th.A.V., (7 tháng tuổi, ở xã Đắc Nhau, huyện Bù Đăng) tử vong vì mắc bệnh ho gà.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, từ đầu năm 2025 đến nay, toàn thành phố ghi nhận hơn 800 trường hợp mắc cúm, trong đó, người già và trẻ nhỏ chiếm tỷ lệ cao.
Những ngày cuối tháng 1, đầu tháng 2 là giai đoạn đỉnh điểm của dịch cúm ở nhiều quốc gia, với số ca mắc và tử vong do cúm liên tục tăng, khi không khí lạnh là một tác nhân gây nhiễm virus cúm. Những hệ lụy do cúm mùa khiến thế giới không thể chủ quan, các biện pháp ứng phó với cúm mùa đã được các chính quyền cập nhật, điều chỉnh để phù hợp với tình hình hiện nay.