Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng phát biểu tại tọa đàm
Tại buổi toàn đàm, chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL Nguyễn Hữu Thiện cho biết, ĐBSCL vẫn chưa thật sự thiếu nước, những khái niệm về triều cường, nước lũ thấp chỉ mang tính chu kỳ. Vì vậy, cần xác định nguyên nhân những trường hợp trên do nước lũ hay nước biển dâng để đề ra các giải pháp khắc phục này. Theo các chuyên gia, Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu là điểm gỡ đúng hướng.
Theo đó, nhiều đại biểu cũng cho rằng, những hệ lụy từ nước lũ thấp, đã ảnh hướng đến hoạt động du lịch mùa nước nổi, hoạt động mưu sinh dựa vào lũ của người dân. Tình trạng này không chỉ là thiên tai, mà còn do nhân tai. Vì vậy, vai trò định hướng của nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng. Trong đó, việc quy hoạch phát triển phải đảm bảo mục tiêu phát triển nông nghiệp và gắn với hình thành những mô hình du lịch, sử dụng năng lượng tái tạo phù hợp.
Liên quan đến bài toán giải quyết tình trạng biến đổi bất thường của mùa lũ năm nay, tỉnh An Giang đã đề ra các giải pháp phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường chuyển đổi các mô hình sản xuất phù hợp với đời sống, tập quán người dân. Agribank đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ vốn và tiếp sức cho nông dân thay đổi tư duy, hành động vì một nền nông nghiệp xanh - sạch - an toàn và phát triển bền vững.
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng cho rằng, buổi tọa đàm góp phần giúp An Giang có thêm góc nhìn từ nhà khoa học về biến đổi khí hậu, đồng thời khẳng định, tỉnh đã có nhiều giải pháp sáng tạo ứng phó, tuyên truyền vận động người dân nâng hiểu biết thích ứng biến đổi khí hậu. Trong đó, có việc tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp tiến cận vốn ngân hàng.
Tin, ảnh: HẠNH CHÂU