35 năm vang vọng tiếng gọi Gạc Ma

13/03/2023 - 14:40

Những ngày này, cả nước bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ sự hy sinh của 64 cán bộ, chiến sĩ hải quân để bảo vệ từng tấc đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988.

Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa ở nhiều địa phương trong cả nước tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên thân nhân gia đình liệt sĩ, tặng quà cho các cựu chiến binh Trường Sa… Tại khu tưởng niệm Gạc Ma, nhiều đoàn khách, học sinh, sinh viên và thân nhân liệt sĩ Gạc Ma đến dâng hương tưởng nhớ công ơn của những người đã ngã xuống để khẳng định chủ quyền của cả Quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc. 

Đoàn Cựu cán bộ Đoàn Khu vực Nam và Tuổi trẻ Khánh Hòa dâng hương tại Khu tưởng niệm Gạc Ma ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: TTXVN phát

Cựu chiến binh Lê Thành Phương (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) cùng đoàn công tác số 10 thả hoa tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại Trường Sa năm 2022. Ảnh: TTXVN phát

Thương binh Lê Minh Thoa (người ngồi thứ 2) chụp ảnh lưu niệm với đồng đội được phóng thích sau khi Trung Quốc bắt và giam giữ tại sự kiện Gạc Ma. Ảnh: TTXVN phát

Tấm ảnh kỷ niệm của thương binh Trần Văn Hùng (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) cùng đồng đội kéo pháo tại Trường Sa. Ảnh: TTXVN phát

Những đồng đội trong Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa Phú Yên xem lại giấy xuất ngũ của thương binh Trần Văn Hùng (thành phố Tuy Hòa). Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN

Thiếu tá Nguyễn Viết Xuân (con trai của liệt sĩ Thượng úy Nguyễn Mậu Phong, Chỉ huy trưởng Khung giữ đảo Gạc Ma) nối tiếp truyền thống và trở thành sĩ quan Hải quân. Ảnh: TTXVN phát

Toàn cảnh khu tưởng niệm Gạc Ma, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa - địa chỉ đỏ tri ân, tưởng nhớ 64 chiến sĩ Gạc Ma đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng. Ảnh: TTXVN phát

Theo TTXVN