Dưới đây là 6 loại thực phẩm bạn nên thêm vào danh sách thực phẩm để tăng lượng chất xơ, theo Medical Daily.
Hạnh nhân
Không có gì ngạc nhiên khi các loại hạt là nguồn dinh dưỡng, bởi ước tính với mỗi 28 gram hạt có chứa 3 hoặc 4 gram chất xơ.
Bỏng ngô cũng có nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe nhưng tránh thêm muối và đường vào ẢNH: SHUTTERSTOCK
"Sự kết hợp dinh dưỡng độc đáo của hạnh nhân - chất đạm thực vật, chất xơ và chất béo không bão hòa đơn, cộng với các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin E và magiê - biến nó thành một món ăn lành mạnh cho tim", chuyên gia dinh dưỡng Jenny Heap cho biết.
Đậu
Những người không dung nạp gluten thường được khuyên nên bổ sung chất xơ hằng ngày từ đậu. Khoảng 5 đến 8 gram chất xơ được tìm thấy trong mỗi 100 gram đậu.
Trong số các loại đậu, đậu trắng được coi là có hàm lượng chất xơ cao nhất.
Bơ
Bơ cũng là một nguồn chất xơ không hòa tan tuyệt vời. Một quả bơ cung cấp khoảng 9 gram chất xơ, cùng với chất béo không bão hòa đơn, bơ có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa.
Khoai tây
Ngoài việc chứa 400% lượng vitamin A được khuyến cáo hằng ngày, khoai tây cung cấp hàm lượng chất xơ cao nhất (4 gram) trong số các loại khoai. Hãy nhớ rằng các thành phần chất xơ được tìm thấy ở vỏ của khoai tây cũng rất tốt cho sức khỏe.
Bông cải xanh
Một chén bông cải xanh có thể cung cấp 5 gram chất xơ mặc dù chỉ chứa khoảng 50 calo. Loại rau này chứa chất dinh dưỡng có thể được thưởng thức dưới nhiều hình thức khác nhau - hấp, luộc, chiên xào...
Cũng giống như khoai tây và vỏ của nó, không nên loại trừ phần nào của bông cải xanh trong khi nấu ăn vì chúng cũng chứa một lượng lớn chất xơ. Thân cây bông cải xanh cũng được cho là chứa nhiều vitamin C.
Bỏng ngô
Vì là ngũ cốc nguyên hạt, bỏng ngô được coi là một nguồn chất xơ tốt. 1/3 chén bỏng ngô có thể cung cấp 3 gram chất xơ, và trở thành một bữa ăn nhẹ bổ dưỡng trong các buổi chiếu phim.
Loại bỏng ngô không chứa các hương vị có hại (muối, đường...) được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích dùng.
Theo NGỌC LAM (Thanh Niên)