Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Trần Minh Giang cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, từ 25/1 - 2/2/2025 (26 tháng Chạp đến mùng 5 tháng Giêng), huyện Tri Tôn đón khoảng 290.800 lượt khách du lịch đến tham quan các khu, điểm du lịch, tăng 5,8% so với cùng kỳ.
Nhằm tạo khí thế sôi nổi, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2025, chiều 2/2 (nhằm mùng 5 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Nguyễn Văn Bé Tám chủ trì cuộc họp giữa Thường trực UBND huyện với các ngành để triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, lượng khách đến tham quan các điểm du lịch, khu vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh từ ngày 25/1 đến 2/2 (26 Tết - mùng 5 Tết) ước đạt 771.000 lượt, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Sáng 2/2, Quỹ Tiếp sức Tài năng An Giang tổ chức họp mặt biểu dương, khen thưởng sinh viên tiêu biểu xuất sắc và trao tài trợ cho sinh viên vượt khó học giỏi, năm học 2024 - 2025.
Huyện Phú Tân tập trung huy động mọi nguồn lực cho đầu tư hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần tạo nền tảng, động lực để phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tết năm nào cũng vậy, thương hồ miệt dưới rẽ nước sông sâu dong chiếc ghe chành chở đủ thứ hoa kiểng đậu tấp nập tại bờ rạch Long Xuyên. Khi cơn bấc se lạnh, người dân nhìn thấy hình ảnh quen thuộc này cũng là lúc Xuân đang đến.
Năm 2024, An Giang tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương, trong đó có công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Dự báo thời tiết tỉnh An Giang ngày 2/2/2025
Tri Tôn là huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch, với những nét độc đáo về vị trí địa lý, văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh… Để những tiềm năng đó được “đánh thức” và phát huy giá trị vốn có, chính quyền địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển hạ tầng, loại hình, sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách.
Dự báo thời tiết tỉnh An Giang ngày 1/2/2025
Trong không khí ấm áp của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, nhằm kịp thời động viên, khích lệ vận động viên thể thao thành tích cao, ngày 31/1 (nhằm mùng 3 Tết), Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm đã đến thăm, chúc Tết vận động viên Huỳnh Thị Kim Vàng (đội tuyển Kick-boxing quốc gia), đã có thành tích xuất sắc trong thi đấu các giải quốc tế.
Từ ngày 29 đến 31/1/2025 (nhằm mùng 1 đến mùng 3 Tết Nguyên đán 2025), Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Hiệp cùng đoàn công tác đã đến thăm đồng đầu Xuân tại huyện Châu Phú, TP. Châu Đốc và TX. Tịnh Biên.
An Giang - vùng đất nổi tiếng với thiên nhiên tươi đẹp và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo. Một trong những nét đẹp đặc trưng của vùng đất này là những làng nghề truyền thống, từ những làng dệt thổ cẩm rực rỡ sắc màu đến món quà ngọt ngào từ thiên nhiên của nghề nấu đường thốt nốt. Mỗi làng nghề mang một vẻ đẹp riêng, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú của con người, vùng đất An Giang.
Với người qua lại, quầy hàng, quang gánh chỉ là một khung cảnh thông thường, lướt qua chẳng cần bận tâm. Nhưng với người bên vệ đường, quầy hàng là tất cả những gì họ có, kế mưu sinh của cả gia đình. Dù cuộc sống có thay đổi hiện đại thế nào, những “chợ bên đường” ấy vẫn sẽ tồn tại dài lâu.
Bao mùa Tết trôi qua, nhưng hình ảnh mẹ nướng bánh phồng trong đêm giao thừa vẫn luôn hiện hữu, như một ký ức ấm áp không thể phai nhòa. Mỗi lần nhớ lại, lòng tôi trào dâng cảm giác bồi hồi, như thể không khí đêm giao thừa năm ấy vẫn còn đây, sống động và thân quen.
Làng nghề gạch gốm Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long) trải qua hơn 200 năm hình thành và phát triển, thời kỳ hoàng kim từ giữa thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI. Hiện nay, Mang Thít vẫn được xem là cái nôi sản xuất gạch ngói lớn nhất khu vực ĐBSCL với hàng ngàn miệng lò. Nhân dịp Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần thứ I/2024, ghé thăm mới thấy sự vang dội của nơi đây một thời.
Nhận thức được tầm quan trọng về nhu cầu thực phẩm sạch của người tiêu dùng, nhiều thanh niên trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn khởi nghiệp với các mô hình nông nghiệp xanh, an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường. Với tư duy tiến bộ, điều kiện tiếp cận khoa học- kỹ thuật, công nghệ hiện đại, các mô hình khởi nghiệp bước đầu mang lại kết quả khả quan.
Đến nay, toàn tỉnh đã đánh giá và phân hạng 165 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó có 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 14 sản phẩm 4 sao và 146 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm đến từ 115 chủ thể kinh tế, với 10 hợp tác xã, 2 tổ hợp tác, 26 doanh nghiệp và 77 cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh. Trong đó có 144 sản phẩm còn thời hạn chứng nhận “Sản phẩm OCOP” từ 3 sao trở lên (2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 10 sản phẩm 4 sao và 129 sản phẩm 3 sao).
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã và đang mang đến những thành tựu đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, để sản phẩm OCOP An Giang thật sự vươn xa đến những thị trường trong và ngoài nước, cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhất là công tác xúc tiến, quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Kỷ niệm “200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế, tôi có dịp trở về vùng Tứ giác Long Xuyên, nơi được mệnh danh “rốn phèn” của vùng châu thổ. Qua 200 năm, nhờ vào tầm nhìn chiến lược của các bậc tiền nhân, sự tiếp nối không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ con cháu trong khai hoang, phục hóa “rốn phèn”, Tứ giác Long Xuyên từ vùng đất hoang hóa thuở nào đã trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp của quốc gia và thế giới.