Vị trí số 1 là món cơm chiên được làm nóng lại. “Vi khuẩn B. cereus xuất hiện khi cơm để ở nhiệt độ phòng trong một thời gian nhất định và sẽ hoạt động trở lại nếu bạn hâm cơm trong lò vi sóng”, cô giải thích.
Theo Cleveland Clinic, vi khuẩn B. cereus có thể gây ngộ độc thực phẩm, các biến chứng nghiêm trọng có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Tiếp theo trong danh sách của cô là các loại thực phẩm để ngoài trời trong buổi dã ngoại. “Tôi thà đói còn hơn dùng thức ăn đã để ngoài trời vì nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm quá cao”, cô giải thích.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), bạn không nên sử dụng đồ ăn để ngoài trời quá 2 giờ. Nếu nhiệt độ trên 32 độ C, khoảng thời gian chấp nhận được là 1 giờ. Vi khuẩn có thể sinh sôi nhanh chóng ở mức nhiệt này, gây ngộ độc thực phẩm.
“Tôi đã thấy sự cố như vậy xảy ra rất nhiều lần. Sau những ngày nghỉ cuối tuần, các khoa cấp cứu tràn ngập người bị ngộ độc thực phẩm”, nữ bác sĩ thông tin.
Thứ 3, bác sĩ Kiss sẽ tránh ăn những món có màu sắc rực rỡ như mái tóc của cô (hồng và tím). “99% thời gian tôi sẽ không ăn những món dùng chất nhuộm thực phẩm. Loại chất này không tốt cho cơ thể nên tôi tránh xa như dịch bệnh”, cô giải thích.
Thứ tư, bác sĩ Kiss tránh ăn thực phẩm trong lon bị móp vì sợ ngộ độc botulinum. Đây là căn bệnh không phổ biến nhưng nguy hiểm, có thể xuất hiện trong thực phẩm đóng hộp không đúng cách. “Nếu lon bị móp không phải do đánh rơi, tôi sẽ lo lắng về nguy cơ ngộ độc”, cô nói.
Cuối cùng, bác sĩ Kiss không ăn bưởi - điều khiến nhiều người bất ngờ. Vị chuyên gia đưa ra lý do: “Có rất nhiều loại thuốc tương tác với bưởi”. Loại quả này có thể tương tác với một số thuốc chống lo âu và ngăn ngừa huyết áp cao…
Bởi vậy, cô khuyên: “Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn để đảm bảo không có tương tác với bưởi làm thay đổi tác dụng của thuốc”.